>> Ấn Độ mới là cường quốc “âm thầm trỗi dậy”

Ông Vaibhav Saxena, Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại Ấn Độ tại Hà Nội, trao đổi với DĐDN về các kịch bản phát triển thương mại song phương giữa hai nước trong thời gian tới đây.

- Các nhà đầu tư trong khu vực đang tăng cường sự hiện diện trên thị trường mua bán sát nhập (M&A) Việt Nam. Mối quan hệ kinh tế “hữu cơ” giữa Ấn Độ - Việt Nam sẽ mang đến những lợi thế nhất định, thưa ông?

Hiện tại Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, trong khi, một số quốc gia ASEAN như Thái Lan, Philippines và Singapore nổi lên như những nhà đầu tư quan trọng vào Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Ấn Độ và Việt Nam được cho là những “con thiên nga vàng” trong khu vực, giữ được sự tự chủ như chúng ta đã chứng kiến trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thời gian vừa qua.

Những lợi thế của việc đầu tư và kinh doanh tại Ấn Độ và Việt Nam vượt lên nhiều so với những bất cập, thể hiện rõ qua nhiều năm thu hút FDI bền vững của hai quốc gia. Qua đó hai nước đã chứng tỏ sự tôn trọng đối với các cam kết của mình.

Ấn Độ hiện nay có vai trò then chốt trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và chiến lược toàn cầu. Năng lực công nghiệp của Ấn Độ khá tiên tiến và ngày càng phát triển theo thời gian, cùng với việc cung cấp đội ngũ chuyên gia tài năng và hiệu quả về chi phí. Là đối tác nổi bật của Ấn Độ, Việt Nam có những bước phát triển tương tự.

Với sự năng động, tháo vát, bền vững và và có tầm nhìn toàn cầu, một Ấn Độ trẻ và Việt Nam trẻ đang trở thành “xương sống” của Ấn Độ mới và Việt Nam thế hệ mới. Các doanh nghiệp tại Ấn Độ đã và đang củng cố lại hoạt động thị trường trong nước, và luôn sẵn sàng đón nhận các doanh nghiệp đến từ Việt Nam tìm hiểu khả năng cùng hợp tác phát triển.

>> “Lộ diện” dự án Công viên dược nửa tỷ đô tại Việt Nam

- Dư địa đầu tư giữa Ấn Độ và Việt Nam vẫn còn rất lớn, thưa ông?

Tính đến tháng 2/2022, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam bao gồm 315 dự án còn hiệu lực, trị giá hơn 918 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện và khai khoáng. Nhìn vào bức tranh rộng hơn, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam từ các nước thứ ba đạt khoảng 1,9 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam có một số dự án đầu tại Ấn Độ, khoảng 6-9 dự án, chủ yếu là bán buôn và bán lẻ, với tổng giá trị vượt 6 triệu USD với tiềm năng lên tới 28.55 triệu USD.

 Liên doanh giữa Tập đoàn Adani (Ấn Độ) và Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát được UBND TP.Đà Nẵng trao chứng nhận cho phép tiến hành nghiên cứu đầu tư dự án Cảng biển Liên Chiểu. Ảnh: T.N

Liên doanh giữa Tập đoàn Adani (Ấn Độ) và Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát được UBND TP.Đà Nẵng trao chứng nhận cho phép tiến hành nghiên cứu đầu tư dự án Cảng biển Liên Chiểu. Ảnh: T.N

Nhìn vào số liệu thương mại song phương, theo số liệu từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia đạt 14.13 tỷ USD trong năm tài chính 2021-2022. Cùng với các cam kết nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2022.

Trong khuôn khổ Hợp tác Mekong Sông Hằng (MGC), Ấn Độ đã và đang thực hiện các Dự án Tác động Nhanh (QIP), mỗi dự án trị giá 50.000 USD, tại các tỉnh khác nhau của Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng cộng đồng. Sáng kiến này chắc chắn sẽ tạo ra tác động đáng kể ở cấp cơ sở.

Đáng lưu ý là ngày 02/6/2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 667 phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài quốc gia giai đoạn 2021-2030. Quyết định trên bao gồm một số mục tiêu, một trong số những mục tiêu này là việc nâng tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ cụ thể lên hơn 70% vào năm 2025, và 75% vào năm 2030. Ấn Độ nằm trong nhóm các quốc qua này.

Nhìn chung, dự địa đầu tư Ấn Độ- Việt Nam vẫn còn rất lớn, sẽ được hai bên tiếp tục khai thác tối đa trong thời gian tới.

- Thưa ông, mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa Ấn Độ vào Việt Nam được thể hiện rõ trên từng dự án đang triển khai?

Một số doanh nghiệp lớn của Ấn Độ như Adani Group, Mahindra, SRF Chemicals Ltd. và Suzlon cũng đang muốn đầu tư vào Việt Nam với danh mục đầu tư đa dạng, theo Hiệp hội Công nghiệp Ấn Độ.

Gần đây, Adani Group cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào một số lĩnh vực then chốt tại Việt Nam. Khoản đầu tư 10 tỷ USD dành cho Việt Nam là một phần của khoản đầu tư nhàn rỗi trị giá 100 tỷ USD mà tập đoàn dự định đầu tư ra nước ngoài tới năm 2026.

Để mở đầu cho kế hoạch của Adani, liên doanh giữa Adani Group và Công ty CP Đầu tư Xây dựng & Thương mại Anh Phát của Việt Nam đã được chính quyền Đà Nẵng bật đèn xanh cho tính khả thi của phát triển một cảng biển lớn tại thành phố miền Trung này. Theo đó Cảng Liên Chiểu giai đoạn đầu có khả năng xếp dỡ 3,5 - 5 triệu tấn hàng hóa hàng năm và có thể tiếp nhận tàu đến 100.000 tấn, và tàu container đến 8.000 TEU. Các cảng nước sâu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam.

- Xin cảm ơn ông!