Đặc biệt, với đề xuất thu chủ yếu từ tiền lưu trú mỗi khách quốc tế đến Việt Nam với mức 10.000-20.000 đồng/khách/đêm tại khách sạn từ 3 sao trở lên.

quỹ này còn yêu cầu khách du lịch phải trả thêm một khoản tiền là điều rất vô lý trong thời điểm du lịch đang lao đao vì COVID-19.

Quỹ VTF đề xuất khách du lịch phải trả thêm một khoản tiền là điều rất vô lý trong thời điểm du lịch đang lao đao vì COVID-19.

Không ít ý kiến cho rằng, quy định này là bất hợp lý trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách quốc tế, đồng thời đã phải chịu nhiều khoản phí và thuế.

Trao đổi về vấn đề này với Diễn đàn Doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh bày tỏ, hỗ trợ tốt nhất bây giờ là “tránh thanh tra, kiểm tra nhiều lần trong năm” để không làm phiền doanh nghiệp và người dân.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch khi hình thành thì tiêu chí nào để doanh nghiệp du lịch được thụ hưởng cũng là một vấn đề lớn. Do đó, cá nhân ông Trinh không đồng tình thành lập ra Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

“Việc thành lập quỹ có thể gây thêm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, khi đi vào hoạt động, liệu quá trình phân bổ vốn có tường minh hay không? Ai dám chắc quỹ này sẽ phục vụ được cho tất cả các doanh nghiệp du lịch”, ông Trinh băn khoăn.

Đánh giá về đề xuất thu phí từ khách đến du lịch, ông Trinh cho rằng, quy định này quá bất hợp lý vì sẽ làm cho khách du lịch “một đi không trở lại”.

Ông Trinh kiến nghị các cơ quan công quyền nên hạn chế đưa ra các ý tưởng lập quỹ để không gây khó khăn và phiền toái đến doanh nghiệp, và sớm từ bỏ ý tưởng về quỹ này.

Theo ông Trinh, khi khách du lịch đến nghỉ dưỡng thì bản thân doanh nghiệp phải bằng nhiều biện pháp để giảm giá hay đưa ra nhiều hình thức khuyến mại về dịch vụ, thậm chí cả bằng tiền nhằm giữ chân khách du lịch.

Nhưng quỹ này còn yêu cầu khách du lịch phải trả thêm một khoản tiền là điều rất vô lý trong thời điểm du lịch đang lao đao vì COVID-19. Trong khi đó, thu thêm như vậy thì bản thân khách du lịch và doanh nghiệp du lịch không ai được hưởng lợi.

Ngoài ra, việc quản lý và phân bổ số tiền từ quỹ này như thế nào là điều ông Trinh băn khoăn vì không thấy có sự rõ ràng.

chưa có nước nào trên thế giới có ý tưởng lấy thêm tiền từ khách du lịch.

Chưa có nước nào trên thế giới có ý tưởng lấy thêm tiền từ khách du lịch.

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc tìm nguồn quỹ như vậy là không hợp lý, gây “phiền toái” cho khách du lịch. Trong khi chưa có nước nào trên thế giới có ý tưởng lấy thêm tiền từ khách du lịch. “Vậy bây giờ ai sẽ bỏ tiền vào hình thành quỹ này? Doanh nghiệp, du khách hay nguồn nào là vấn đề cần tính toán thận trọng nếu quỹ đi vào hoạt động”, ông Long nói.

Ông Long nêu dẫn chứng, như quỹ bình ổn xăng dầu, mỗi người dân khi mua một lít xăng, dầu thì phải bỏ ra 300 đồng vào quỹ, có thời điểm thu 500 đồng. Hoặc như quỹ bình ổn giá thép sẽ lấy từ đâu? Doanh nghiệp nộp hay người bán nộp vào quỹ?

Ông Long đặt câu hỏi, việc thu tiền từ mỗi khách du lịch có phù hợp hay không? Nếu thu như vậy thì vô hình chung sẽ tăng giá với khách du lịch, trong khi cạnh tranh là giá cả, chất lượng và marketing. “Bây giờ thu tiền của khách du lịch thì chắc chắn họ sẽ bỏ đi mà không bao giờ quay trở lại”, ông Long thẳng thắn.

Theo quan điểm cá nhân ông Long, tâm lý khách du lịch đến tham quan hay nghỉ dưỡng bao giờ cũng mong muốn được hưởng mức giá hợp lý nhất. Nếu áp dụng chính sách thu phí như vậy sẽ gây tác dụng ngược với chính sách kích cầu du lịch quốc gia. “Để có nguồn cho quỹ nhưng lại đi thu tiền từ khách du lịch như vậy là bất hợp lý, gây khó chịu cho khách du lịch”, ông Long nói.