>>> Phát triển cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều điểm vướng

Theo thống kê, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hiện Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước. Các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Thực tế cho thấy, kinh tế làng nghề đã góp phần thay đổi diện mạo nhiều làng quê, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy vậy, các làng nghề truyền thống tại Hà Nội dù rất lâu đời, nhưng quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, thị trường tiêu thụ không ổn định.

Ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết, tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm.

hÀ

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước

Sự phát triển của các làng nghề cũng giúp cải thiện thu nhập cho người lao động. Con số này hiện đạt bình quân 5 - 6 triệu đồng/người. Mức thu nhập này nhìn chung còn thấp và không đồng đều nhưng vẫn cao hơn so với lao động thuần nông.

Tuy vậy, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng chỉ ra, các làng nghề Hà Nội vẫn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, như vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu, vùng nguyên liệu chưa tập trung, quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún.

Đặc biệt thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng trong lúc yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe.

>>> 2-6/11: Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18

Để định hướng gỡ khó, tạo đất sống lâu dài cho các nghề truyền thống, bên cạnh đó đánh giá làng nghề như một tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa, ông Hóa đề cập đến một giải pháp là “Du lịch làng nghề”.

Để đi vào thực tế, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề đề xuất, cần sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương để phát triển sản phẩm, hình thành chuỗi du lịch làng nghề. Cùng với sự phát triển của xã hội, làng nghề ngày nay không chỉ mang đặc trưng cơ bản trong truyền thống kinh tế, mà còn thu hút khách du lịch. Đây là con đường tốt nhất để khắc phục những yếu điểm hiện tại của sản xuất làng nghề.

“Du lịch làng nghề sẽ là cầu nối gắn kết giữa cơ sở sản xuất và tiêu thụ, thông qua các hoạt động hợp tác góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề một cách bền vững”, ông Tôn Gia Hóa chia sẻ.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề cũng được đông đảo các cơ sở nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội hưởng ứng.

Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch HH Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

Ông Phạm Khắc Hà, CTHH Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

 

Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho biết, không chỉ tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, làng lụa Vạn Phúc còn gắn kết với du lịch, dịch vụ.

“Các cơ sở sản xuất đang kết hợp mô hình cho du khách tới tham quan, trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm, giúp khách hàng thấy được giá trị chất lượng của sản phẩm lụa nơi đây để yên tâm lựa chọn mua sắm. Qua đó, bảo tồn được nét văn hóa truyền thống mà còn giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương”, ông Hà chia sẻ.

Tiêu biểu, để phục vụ du khách trong mùa du lịch, trong dịp SEA Games 31, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng như: Khăn, cà vạt, áo dài nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách sản phẩm làng nghề.

Làng nghề sơn mài Hạ Thái là làng nghề có truyền thống lâu đời từ khoảng thế kỷ XVII còn được gìn giữ đến ngày nay, câu chuyện phát triển sản phẩm gắn với du lịch cũng được áp dụng tại Làng nghề sơn mài Hạ Thái.

>>>Thái Bình: Nhiều doanh nghiệp phát triển kinh doanh từ làng nghề

Theo bà Nguyễn Thị Hồi, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề này là một trong 7 điểm du lịch làng nghề của TP Hà Nội. Việc phát triển du lịch làng nghề chính là cơ hội để địa phương quảng bá, bán sản phẩm trực tiếp cho khách tham quan.“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa vấn đề phát triển làng nghề là một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội. Nhiều doanh nghiệp trong làng nghề mong muốn kiến nghị TP Hà Nội tổ chức nhiều hội chợ thủ công mỹ nghệ mang tầm quốc tế, qua đó thu hút doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài giao thương”, bà Hồi kiến nghị.

sản phẩm trực tiếp cho khách tham quan, nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi và sản phẩm

Nhiều chuyên gia, hiệp hội làng nghề tại Hà Nội cũng cùng nhận định: Khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống theo hướng du lịch mang đến hiệu quả kép: vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.

>>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thương hiệu Làng nghề cũng đã đề xuất sự hợp tác từ các làng nghề và cộng đồng nghệ nhân ở các địa phương để đưa sáng kiến “Làng thủ công năng động” đi vào thực tế. 

Dự án “Làng thủ công năng động” sẽ là một nguyên mẫu được chạy thử là bộ sưu tập ảnh về các sản phẩm được làm mới để giới thiệu và bán tại trung tâm khách hàng, cùng với kênh bán hàng trực tuyến.

Nền tảng này sẽ hợp nhất (cho điểm khởi động trong khuôn khổ dự án) 100 nghệ nhân và thợ lành nghề, không giới hạn địa lý hành chính để nhằm đến số lượng lớn hơn trong tương lai.