Nhà đầu tư không biết đâu trước đâu sau

Một trong những lý do và nguyên nhân cần phải sửa Luật Đầu tư đó là trong 4 năm thực hiện luật này đã thấy sự trùng lặp, chồng chéo giữa luật này với các luật khác, đã và đang gây nhiều khó khăn cho cả nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý. Đồng thời còn một số nội dung chưa được quy định thống nhất, đồng bộ giữa các luật, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường...

Theo các chuyên gia, “nội dung như dự thảo vẫn là chồng lấn, chồng chéo với hàng loạt các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản, nhà ở, bảo hiểm, ngân hàng, và hàng loạt các luật chuyên ngành khác”.

Theo các chuyên gia, “nội dung như dự thảo vẫn là chồng lấn, chồng chéo với hàng loạt các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản, nhà ở, bảo hiểm, ngân hàng, và hàng loạt các luật chuyên ngành khác”.

Nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh, từ khi bắt đầu cho đến khi đưa hoạt động đầu tư, kinh doanh vào thực tế, nhà đầu tư phải trải qua rất nhiều giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn là các điều kiện và thủ tục hành chính kèm theo. Các điều kiện, thủ tục này được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau (dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch Đô thị, Luật Đấu thầu, Luật Phòng cháy và chữa cháy…). Trong khi đó, thủ tục, điều kiện quy định tại một số văn bản pháp luật lại không thống nhất, chồng chéo với nhau. Vì thế nhiều khi khiến nhà đầu tư không biết nên thực hiện thủ tục nào trước, thủ tục nào sau hay có phải thực hiện thủ tục đó không.

Đáng chú ý, tại Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2019, VCCI đã chỉ ra 25 nhóm vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, như đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu chọn dự án đầu tư… thì có đến 14 mâu thuẫn, chồng chéo là thuộc về Luật Đầu tư nhưng những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết trong Dự thảo Luật cho dù Dự thảo Luật đã tiếp thu, bổ sung quy định tại Điều 4 để phân định rõ phạm vi điều chỉnh cũng như nguyên tắc áp dụng của Luật Đầu tư và các luật có liên quan (như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

Đồng thời sửa đổi, bổ sung 10 nhóm quy định cụ thể tại dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng. Nhưng theo các chuyên gia, “nội dung như dự thảo vẫn là chồng lấn, chồng chéo với hàng loạt các luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản, nhà ở, bảo hiểm, ngân hàng, và hàng loạt các luật chuyên ngành khác”.

Như vậy với nội dung như Dự thảo thì hệ thống pháp luật về kinh doanh lại tiếp đối mặt với vấn đề bất cập lớn, đó là sự thiếu thống nhất, chồng chéo giữa các văn bản luật khi cùng điều chỉnh về hoạt động đầu tư, kinh doanh. Nếu như sự chồng chéo, chồng lấn, thiếu rõ ràng này chưa được giải quyết thì tình trạng “không biết đâu mà lần” lại tiếp diễn.

“Nói cách khác, phần lớn nội dung của Luật không chỉ thừa, mà còn chồng chéo lên hàng chục các luật khác; và những nội dung đó không tốt cho môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế đất nước”, một chuyên gia bình luận.

Cơ chế phân quyền… thiếu mạnh mẽ

Với tiêu chí mới về định mức vốn, Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi cũng nâng từ giới hạn 5.000 lên 10.000 tỷ đồng. Bình luận về quy định này, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), ủy viên UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khẳng định, quy định này không thực tế, không có nhiều ý nghĩa vì với những công cụ kiểm soát như quy định về lĩnh vực, ngành nghề được khuyến khích hay bị hạn chế đầu tư kinh doanh, đưa ra thì đã đảm bảo “khuôn” các dự án ở mức độ nhất định.

“Ví dụ, một dự án xây dựng nhà ở tại đô thị mà quy mô tới 15.000 dân, tương đương với 1 phường/xã thì chắc chắc mức vốn đầu tư phải vượt trên 10.000 tỷ đồng rồi. Như vậy thì dự án đương nhiên đã phải qua các khâu, cấp xét duyệt như phạm vi quản lý đặt ra của Nhà nước (do Thủ tướng quyết định)”, ông Cường lấy ví dụ.

Theo ông Cường, nếu quy định “cứng” 10.000 tỷ đồng thì thực tế doanh nghiệp cũng không thiếu cách để lách luật. Như thế, đáng ra dự định đầu tư 10.000 tỷ, họ chỉ xây dựng kế hoạch 5.000 – 7.000 tỷ đồng thôi chẳng hạn, để tránh phải đưa lên cấp trên phê duyệt rồi sau khi triển khai hoàn toàn có thể điều chỉnh, bổ sung, thêm vốn.

Như vậy, mục tiêu quản lý sẽ không đạt được mà chỉ gây thêm trở ngại, thủ tục, tăng chi phí đầu tư, thậm chí làm phát sinh chuyện tiêu cực, “chạy chọt” các cấp quản lý”, ông Cường nói.

Về phần mình, Luật sư Kiều Anh Vũ, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng dự thảo lần này chỉ mang tính sửa sai, sửa chữa câu từ, chưa có quy định đổi mới đột phá. Nếu sửa Luật Đầu tư thì phải sửa từ gốc, từ vấn đề có cần tồn tại một Luật Đầu tư riêng, Luật Doanh nghiệp riêng hay không.

Ông Vũ cho biết, từ thực tiễn áp dụng, Luật Đầu tư thực tế chỉ áp dụng chủ yếu đối với nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động đầu tư ra nước ngoài; nhà đầu tư trong nước thì vẫn theo Luật Doanh nghiệp. Các quy định về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong Luật Đầu tư chủ yếu mang tính chất tuyên bố chính sách, còn thực hiện cụ thể, để hưởng ưu đãi, hỗ trợ cụ thể thì vẫn theo luật riêng, luật chuyên ngành.

“Do đó, tôi đồng tình với ý kiến đề xuất nên bỏ Luật Đầu tư đi, chỉ giữ lại các quy định về đầu tư kinh doanh và hợp nhất vào Luật Doanh nghiệp; còn các quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, hãy để các luật chuyên ngành điều chỉnh. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, dự thảo sửa đổi lần này đã trình đến Quốc hội chờ thông qua rồi thì đề xuất này khó có thể thực hiện ngay được. Trước mắt cứ sửa sai trước đã, còn hướng đến hoàn thiện hơn thì cần thời gian, lộ trình thực hiện sau", ông Vũ nói.