>>> Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: 13 Hiệp hội gửi “tâm thư” tới Bộ trưởng

Theo đó, cũng tại trả lời Công văn số 498/GM-BTP của Bộ Tư pháp về việc đề nghị tham gia thẩm định Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và thay thế Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bên cạnh những mặt tích cực, VCCI cũng cho rằng, quy định về khai báo nhập khẩu thiết bị in tại Dự thảo còn một số vướng mắc, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Quy định về khai báo nhập khẩu thiết bị in tại Dự thảo được cho còn tạo vướng mắc cho doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Quy định về khai báo nhập khẩu thiết bị in tại Dự thảo được cho còn tạo vướng mắc cho doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Cụ thể, về khai báo nhập khẩu thiết bị in (khoản 17, 18 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP).

Theo VCCI, Dự thảo đã có điều chỉnh quan trọng liên quan đến cơ chế quản lý đối với hoạt động nhập khẩu thiết bị in, chuyển từ việc cấp phép nhập khẩu sang khai báo nhập khẩu. So với quy định hiện hành, đây là một bước tiến tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để Dự thảo thực sự thể hiện triệt để quan điểm này, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét một số vấn đề như:

Theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Dự thảo thì thủ tục khai báo nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và chờ có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. So với quy định hiện hành thì thủ tục này được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia – thay đổi về phương thức thực hiện thủ tục, còn xét về bản chất thì tương tự như thủ tục cấp phép (doanh nghiệp phải có “xác nhận” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép nhập khẩu).

VCCI cho rằng, theo quy định này thì mức độ thuận lợi của doanh nghiệp so với quy định tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP là không nhiều.

VCCI đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc lại những quy định chưa phù hợp - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc lại những quy định chưa phù hợp - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh quy định từ cấp phép nhập khẩu sang khai báo nhập khẩu cho thấy mục tiêu quản lý từ phía cơ quan Nhà nước đối với các thiết bị in nhập khẩu là nhận biết nhận thông tin về các loại thiết bị in sẽ được nhập khẩu mà không phải kiểm soát tính an toàn của sản phẩm như các loại hàng hóa, sản phẩm nhóm 2.

Vì vậy, theo VCCI xây dựng cơ chế quản lý nhập khẩu đối với thiết bị in theo hướng doanh nghiệp vẫn phải xin xác nhận của cơ quan quản lý trước khi nhập khẩu là chưa phù hợp.

>>> Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: 13 Hiệp hội gửi “tâm thư” tới Bộ trưởng

Từ đó, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy định theo hướng, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị in sẽ tiến hành khai báo nhập khẩu thiết bị in cho cơ quan quản lý chuyên ngành, nhưng thông tin khai báo này không phải là căn cứ để Hải quan thực hiện thông quan.

Hoạt động thông quan đối với thiết bị in được thực hiện tương tự như một loại hàng hóa thông thường khác, hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành sẽ đối chiếu thông tin giữa doanh nghiệp khai báo với hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan để đảm bảo doanh nghiệp có khai báo chính xác không và áp dụng chế tài xử phạt nếu doanh nghiệp vi phạm về nghĩa vụ khai báo.

“Hoặc, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy định theo hướng, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị in sẽ tiến hành khai báo nhập khẩu thiết bị in cho cơ quan quản lý chuyên ngành (tương tự như cơ chế khai báo nhập khẩu hóa chất quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP)”, VCCI góp ý.