p/Ngư dân Trần Văn Liên tại phiên xử phúc thẩm. Theo đó,p/TAND tỉnh Quảng Nam chấp nhận kháng cáo của Công ty Bảo Duy, buộc Công ty Liên Á hoàn trả lại cho ông Liên số tiền 1,57 tỉ đồng. Không đồng tình với bản án, Công ty Liên Á làm thủ tục giám đốc thẩm, chưa chịu trả tiền cho ông Liên.

Ngư dân Trần Văn Liên tại phiên xử phúc thẩm. Theo đó, TAND tỉnh Quảng Nam chấp nhận kháng cáo của Công ty Bảo Duy, buộc Công ty Liên Á hoàn trả lại cho ông Liên số tiền 1,57 tỉ đồng. Không đồng tình với bản án, Công ty Liên Á làm thủ tục giám đốc thẩm, chưa chịu trả tiền cho ông Liên.

Sau thảm nạn Chan Chu vào tháng 5/2006 cả làng biển Bình Minh, Thăng Bình có 87 ngư dân bỏ mình giữa biển Hoàng Sa, lão kình ngư Trần Văn Liên trở về mang nổi ám ảnh và ôm ấp giấc mơ đóng con tàu lớn. Gần 10 năm sau, giấc mơ của ông thành hiện thực khi quyết định bán con tàu của mình và vay mượn thêm 750 triệu đồng làm vốn đối ứng để được BIDV cho vay gần 16 tỉ đồng đóng mới con “tàu 67”. Tàu đóng hoàn thành chuẩn bị chạy chuyến biển đầu tiên thì máy chính bị sự cố và các bên liên quan đùn đẩy trách nhiệm buộc ông phải đưa vụ việc ra tòa. Đã gần 3 năm trôi qua con tàu vẫn nằm bờ phơi mưa nắng đã đẩy gia đình ông Liên lâm vào cảnh khốn cùng...

Con tàu đầy trắc trở

Để lọt vào danh sách chọn lựa cho vay đóng tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, gia đình ngư dân Trần Văn Liên (trú tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) không nói là giàu nhưng thuộc vào diện khá giả ở vùng biển Chan Chu. Khi được chọn làm chủ con tàu công suất lớn, ông Liên đã phải chạy đôn, chạy đáo lo thủ tục giấy tờ, đến khi con tàu hoàn thành chuẩn bị đi chuyến đầu tiên ra Hoàng Sa vào ngày 29/3/2016, thì tàu bị hư máy.

Cty Bảo Duy (đơn vị đóng tàu) và Cty CP Tập đoàn Liên Á (đơn vị cung cấp máy) đổ lỗi cho nhau nên ông Liên khởi kiện ra tòa. Ngày 30/8/2017, TAND TP Tam Kỳ buộc Cty Bảo Duy bồi thường cho ông Liên 2,8 tỉ đồng. Ngày 30/1/2018, TAND tỉnh Quảng Nam xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của Cty Bảo Duy, buộc Cty Liên Á hoàn trả lại cho ông Liên số tiền 1,57 tỉ đồng. Không đồng tình với bản án, Cty Liên Á làm thủ tục giám đốc thẩm, chưa chịu trả tiền cho ông Liên.

Ngày 30/3/2018, Cty Bảo Duy gửi đơn kêu cứu vì ông Liên "không chịu nhận tàu". Cty cho rằng việc này sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản do khó khăn về tài chính vì ông Liên còn nợ 7,5 tỉ đồng mà không chịu trả. Tuy nhiên ông Liên cho biết, ông rất muốn nhận tàu nhưng đến nay chưa được nhận tiền bồi thường do máy hỏng, ngư lưới cụ trên tàu chưa được trang bị đầy đủ và điều quan trọng nhất, là ông chưa biết đơn vị nào chịu trách nhiệm chi trả các khoản tiền phát sinh do chậm bàn giao tàu bởi trong đó có hơn 200 triệu đồng tiền phạt quá hạn của BIDV.

Do vướng mắc về chuyện bồi thường của các bên liên quan, Ngân hàng BIDV không tiếp tục giải ngân khoảng 7,5 tỉ đồng còn lại trong số tiền vay của ông Liên và có ý định chấm dứt hợp đồng vay vốn với ông Liên. Khi BIDV không giải ngân thì ông Liên cũng không có tiền trả cho Cty Bảo Duy.

Ông Ngô Tấn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Phó ban Chỉ đạo triển khai Nghị định 67/2014 (Ban Chỉ đạo 67) tỉnh Quảng Nam cho biết, đang làm báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh Quảng Nam về các vướng mắc liên quan đến chiếc tàu vỏ thép đóng mới theo nguồn vốn vay Nghị định 67 của ngư dân Trần Văn Liên.
Theo ông Tấn, tại buổi làm việc với các bên liên quan gồm ông Liên, BIDV Chi nhánh Quảng Nam, Cty đóng tàu Bảo Duy vào ngày 23/5, phía BIDV cho hay sẽ không tiếp tục cho ông Liên vay tiền nữa và thống nhất sẽ thanh lý hợp đồng, chuyển con tàu cho chủ khác.

“Chuyện Ngân hàng không tiếp tục cho vay thì phải có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo 67, gửi UBND tỉnh để xem xét. Cơ quan chức năng sẽ dựa trên tuyên bố của ngân hàng để xử lý. Việc chuyển giao chiếc tàu cho chủ khác là một bài toán khó bởi tìm được người để chuyển giao không hề dễ ” – ông Tấn nói.

Để giải quyết dứt điểm nợ vay quá hạn, theo quan điểm của lãnh đạo ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam cho biết đang làm báo cáo gửi các cơ quan liên quan. Đến nay, BIDV đã giải ngân cho ông Liên hơn 7,6 tỉ đồng trên tổng số hơn 14,5 tỉ đồng trong hợp đồng tín dụng nhưng quyết định không tiếp tục giải ngân cho ông Liên vì nhiều lý do.

Hiện khoản vay của ông Liên đã chuyển nợ quá hạn từ tháng 12/2016 và đến nay đã chuyển sang nợ xấu. Hiện ông Liên không có khả năng thanh toán đồng thời khoản vay bị quá hạn sẽ không được nhà nước cấp bù lãi suất nên ông càng không có khả năng trả nợ, kể cả khi được ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ. Hơn nữa, theo quy định, đối với các khoản vay đã quá hạn thì ngân hàng không thể tiếp tục giải ngân.

p/Con tàu được đóng mới theo Nghị định 67 của ông Liên phơi mưa nắng hơn 3 năm nay.

Con tàu được đóng mới theo Nghị định 67 của ông Liên phơi mưa nắng hơn 3 năm nay.

Mặc dù tòa đã tuyên bản án phúc thẩm đối với sự cố máy chính của tàu ông Liên nhưng bên đơn vị cung cấp máy vẫn chưa thi hành bản án. Do đó, nếu được giải ngân thì tàu vẫn phải nằm bờ do còn phát sinh khiếu kiện của các bên. Trong trường hợp này, ông Liên lại gánh thêm một khoản nợ nữa mà tàu vẫn không được đưa vào hoạt động khai thác thì cả ngân hàng và ông Liên cũng không được gì lại càng khó khăn thêm.

Theo đánh giá sơ bộ từ phía BIDV, các dự án đóng tàu có ngành nghề (câu mực) tương tự như tàu ông Liên mà BIDV đã cho vay đều hoạt động không có hiệu quả, không đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và đến nay, các khoản vay này đều đã chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu.

Trong khi đó, nhà nước lại không hỗ trợ lãi suất thì chủ tàu đã khó khăn nay càng khó khăn thêm. Ngân hàng cho vay có nguy cơ cao bị mất vốn trong khi nhà nước chưa có các cơ chế chính sách để bù đắp thiệt hại.
Điều đáng quan tâm là cơ sở đóng tàu và ngư dân đều không thống nhất trong thỏa thuận bàn giao tàu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đến nay tàu vẫn chưa được đưa vào khai thác gây thiệt hại lớn.

“Tôi sẽ chết trên tàu vì đã đến đường cùng”

Ngay sau buổi làm việc với các bên liên quan ngày 23/4 trở về ông Liên mất ăn mất ngủ bởi như lời ông nói nếu Ngân hàng giao con tàu cho người khác thì cả gia đình ông lâm vào cảnh khốn cùng. Khoản nợ đã vay mượn hơn 1 tỷ đồng lấy chi để trả. Chỉ có con đường chết.

“Đến nước này, nếu bàn giao con tàu cả đời tôi tâm huyết và đã cầm cố bán cả gia sản để làm vốn đối ứng mới đóng con tàu này. Giờ mà chuyển con tàu này cho người khác tôi sẽ chết trên con tàu này. Sự cố con tàu không phải tôi gây ra, sao bắt tôi phải gánh chịu hậu quả…” – ông Liên kể trong nước mắt. Để được BIDV cho vay gần 16 tỉ đồng đóng con tàu 67 trên, ông phải bán con tàu cũ và vay mượn thêm hơn 100 triệu đồng mới đủ số tiền 750 triệu làm vốn đối ứng.

Đến khi tàu đóng xong, ông tiếp tục cầm sổ đỏ ngôi nhà vay ngân hàng gần 500 triệu đồng để ký hợp đồng thuê lao động, mua nhu yếu phẩm chuẩn bị vươn khơi. Nhưng con tàu gặp sự cố về máy tàu, không ai chịu bồi thường. Để đòi quyền lợi, buộc ông Liên phải đưa vụ việc ra tòa để đồi công lý.

Đã gần 3 năm kể từ ngày đeo đuổi vụ kiện, số tiền ông vay mượn dần dần không cánh mà bay. Từ một gia đình khá giả, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề biển, đến nay gia đình ông Liên lâm vào cảnh khốn cùng, nợ nần chồng chất. Để có cái ăn hàng ngày cả gia đình ông Liên phải tứ tán đi làm thuê kiếm sống.
Ông Liên bảo: “Nếu họ chuyển tàu cho hộ khác thì trả lại số tiền đối ứng cho tôi. Nhưng mấy ổng không chịu. Chiếc tàu đó phơi mưa nắng gần 3 năm nếu định lại giá chắc chắn là lỗ chứ ai khùng mà mua giá cao. Hơn 1 tỷ đồng tôi chắt bóp mất trắng luôn rồi, không tiền trả nợ thì nhà cũng mất. Đến đường cùng như vậy chắc tôi uống thuốc sâu tự sát trên tàu chứ sống sao nổi.”.

Rời làng biển Chan Chu tôi vẫn còn nghe văng vẳng câu nói như khóc của ông Liên rằng đã đến đường cùng rồi, nếu tỉnh, huyện không xem xét giải quyết chắc tôi tự sát chết trên con tàu cả đời tâm huyết mà thấy đau lòng.