>> Chủ tịch 4 tỉnh, thành “quên” tiếp dân trong 18 tháng

Mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều hướng đến người dân, làm sao bảo đảm cho nhân dân sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc; Đảng, Nhà nước không có mục tiêu nào ngoài mục tiêu làm cho nhân dân sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên tiếp công dân định kỳ, tháng 3/2022. Ảnh: Lê Hải

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên tiếp công dân định kỳ, tháng 3/2022. Ảnh: Lê Hải

Để phục vụ cho mục đích cao cả ấy, các văn bản chính sách ban hành ngày càng nhiều để điều chỉnh, xử lý các vấn đề nảy sinh để đưa trật tự xã hội, các hành vi của tổ chức, cá nhân vào khuôn khổ, trật tự, đảm bảo công bằng. Cùng với những nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương  Chính phủ “Kiến tạo – Liêm chính – Hành động”.

Nhưng có một sự thật đáng buồn là một số chính sách và dự thảo chính sách của các cơ quan từ Chính phủ xuống đến các bộ, ngành có nhiều “sạn”, nhiều nội dung không phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi như vậy đã thực sự là hồi chuông báo động về chất lượng công tác soạn thảo, xây dựng chính sách.

Đó là các dạng văn bản, chính sách đã ban hành nhưng không có tính khả thi phải rút, thu hồi lại. Nhưng cũng có rất nhiều quy định thiếu tính khả thi cao đã phải rút ngay từ khi còn đang dự thảo lần đầu..v..v.

Thực tế cho thấy, khi nhiều chính sách có phần “đụng chạm”, tác động đến lợi ích và sinh kế của người dân, khi mà còn một bộ phận cán bộ suy thoái, biến chất…, chắc chắn khiếu kiện vẫn sẽ còn phức tạp. Trong khi đó, vì lãnh đạo “ngại” đối thoại, người dân không được cung cấp đầy đủ thông tin đầy đủ nên phải ôm đơn thư đi lòng vòng, hết lên trên lại quay về cấp dưới, khiến khiếu kiện kéo dài.

Chính vì tâm lý “ngại” tiếp công dân này, dẫn đến việc nhiều vụ việc “nổi cộm” như: doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường; rừng bị phá; buôn lậu..v..v…, người dân biết, báo chí phản ánh, nhưng chính quyền lại “không thấy”.

Nếu như việc đối thoại, tiếp công dân được thực hiện thường xuyên, sẽ giúp xử lý được nhiều vụ việc nảy sinh, phức tạp ngay tại địa phương. Qua đó, hạn chế tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, đồng thời xây dựng một chính quyền gần dân, nghe dân, hiểu dân.

Và khi đó, niềm tin trong dân với chính quyền được nâng cao, tạo đồng thuận trong xã hội. Đây là bước đi đầu tiên, là mấu chốt của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cùng với đối thoại, tiếp dân theo định kỳ, lãnh đạo còn có nhiều phương thức khác để tiếp nhận thông tin, xử lý công việc hiệu quả như: mở điện thoại nóng, hộp thư công dân, facebook.v.v…

T

Cán bộ, công chức phải sát dân, lắng nghe dân, quan tâm lợi ích chính đáng của người dân khi xây dựng chính sách

>> Ghi âm, ghi hình khi tiếp dân: Đảm bảo quyền công dân!

>> "Chủ tịch tỉnh tiếp dân đúng 9 phút rồi đi ăn nhậu"

>> 4 giải pháp cho vấn đề tiếp dân

Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách với chủ đề "Nhận thức - Hành động - Nguồn lực” vào chiều 24/11 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Chúng ta xây dựng chính sách phải hướng đến người dân. Và người dân phải tham gia vào xây dựng chính sách pháp luật. Người dân cũng phải tham gia tổ chức thực hiện chính sách pháp luật với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”.

Đồng thời, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta lắng nghe xem chính sách đã đúng, đã trúng, đã đạt kết quả chưa, do nguyên nhân nào”. Có lẽ, từ hoàn cảnh xuất thân đến quá trình trưởng thành nên Thủ tướng là người hiểu rõ ý nghĩa của cầu nối giữa chính quyền và nhân dân. Từ đó có những hành động sâu sát, gần gũi với người dân.

Những nhận định về việc làm chính sách, xây dựng và truyền thông chính sách của Thủ tướng nói trên làm tôi nhớ đến thời điểm những tháng cuối năm 2021, khi đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng tại các tỉnh phía Nam, Thủ tướng đã “vi hành”, đến tận nơi kiểm tra cụ thể, thậm chí xuống tận các cơ sở mà không báo trước. Trang phục khi đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch của Thủ tướng không phải trong những bộ vest hay comple đóng thùng sang trọng mà thay vào đó là chiếc áo sơ mi màu rêu ướt đẫm mồ hôi.

Hoặc từ những chuyến thị sát này, bao nhiêu vấn đề, khó khăn nhất người dân và địa phương đã được ghi nhận. Đây là điều mà những báo cáo, thống kê của các ngành, địa phương chưa chắc có thể đưa ra cụ thể và chính xác như vậy được.

Từ đây có thể thấy, việc mỗi người lãnh đạo, làm chính sách tác phong sâu sát đến tận cơ sở, gần gũi với nhân dân để lắng nghe và nắm tình hình thực tế, tránh việc nắm tình hình trong khi “đút chân gầm bàn” là điều rất quan trọng. 

Tức là, các cơ quan, cán bộ, công chức phải sát dân, lắng nghe dân, quan tâm lợi ích chính đáng của người dân khi xây dựng chính sách. Cả bộ máy phải làm việc theo tinh thần Chính phủ “Kiến tạo - Liêm chính – Hành động”, chủ động giải quyết các vụ việc, “đừng để mất bò mới lo làm chuồng, nước đến chân mới nhảy”.

Hãy bước ra khỏi phòng máy lạnh, lắng nghe dân nói, chạm đến hơi thở của xã hội, đồng hành với cuộc sống để làm luật. Khi đó, những văn bản luật xây dựng mới có sức sống.