Trong cộng đồng khởi nghiệp và giới công nghệ thì Lê Diệp Kiều Trang vốn là gương mặt gạo cội trong giới khởi nghiệp công nghệ Việt Nam và tại thung lũng Silicon khi cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập Misfit và sau này bán cho Fossil Group với giá 260 triệu USD vào năm 2015. Đằng sau cô gái mới đảm nhận vị trí CEO Go-Việt giữa lúc mà thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang khốc liệt hơn bao giờ hết không ít điều thú vị.

Ngày từ rất sớm Lê Diệp Kiều Trang sớm tự khẳng định được mình bằng tài năng của bản thân khi nhiều thế hệ bạn bè 8X tại thành phố Hồ Chí Minh đều biết đến “giai thoại” cô là đại diện của Việt Nam hát cùng Michael Jackson. Đến năm lớp 9, Kiều Trang đã lấy bằng C tiếng Anh và được được đặc cách theo học đại học tại chức tiếng Anh của Đại học Nguyễn Tất Thành. Cô còn là thủ khoa tuyển sinh đầu vào PTTH chuyên Lê Hồng Phong, đồng thời cũng là thủ khoa tốt nghiệp lớp 12 của trường.

Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh và năm 2000 giành học bổng Đại học Oxford. Năm 2005, Kiều Trang về Việt Nam làm việc. Năm 2008, cô hoàn thành thạc sĩ sau khi trở thành thủ khoa ngành kinh tế học ở ĐH Oxford (Anh) khóa 2003 - 2005. Từng nhận học bổng tiến sỹ nhưng cô đã không theo đuổi và quyết định đầu quân cho Tập đoàn Tài chính Mc Kinsey, văn phòng tại Boston với vị trí chuyên gia tư vấn tài chính.

Sau đó startup phát triển và chồng cô rất bận công việc bán hàng cũng như không có kỹ năng làm việc với đội ngũ Misfit tại Việt Nam, trong khi Kiều Trang lại rất gắn bó với đội nhóm của mình tại quê nhà. Và như thế từ việc “kéo” những người bạn Việt Nam vào Misfit thì chính “team Việt” đã kéo Kiều Trang rời Mc Kinsey đến với Misfit.

Theo chia sẻ của Lê Diệp Kiều Trang khi chồng cô Sonny Vũ mới bắt đầu với Misfit thì cô lúc đó vẫn đang làm cho Mc Kinsey đã khuyến khích anh tuyển một số kỹ sư ở Việt Nam để làm việc từ xa cho Misfit vì tin các bạn mình ở Việt Nam rất giỏi.

Sau đó, Misfit Wearables phát triển rất nhanh, hình thành 2 "team" lớn: đội ngũ tại Mỹ đảm nhận khâu thiết kế và phần cứng sản phẩm, còn những kỹ sư Việt Nam chịu trách nhiệm về các thuật toán phân tích dữ liệu và nhận diện chuyển động, phần mềm điều khiển. Nhiều tiến sỹ người Việt từ các nước như Anh, Mỹ, Pháp… đã tham gia Misfit đều từng là bạn học thời phổ thông chuyên toán của Kiều Trang.

Đến năm 2015, Misfit được bán cho Fossil Group với giá 260 triệu USD. Sau khi bán công ty, Lê Diệp Kiều Trang giữ vị trí Tổng giám đốc Fossil Việt Nam. 

Ở vị trí mới, Kiều Trang đã tập hợp, xây dựng một “team" cho Fossil Việt Nam ngày càng lớn mạnh, thu hút thêm nhiều kỹ sư giỏi. Chính điều này, theo cô chia sẻ là giúp cô gắn bó với Việt Nam hơn, cũng như có thể mang con gái một tuổi của mình về Việt Nam.

Và rồi, sau khi đã “setup” xong mọi thứ ở một chỗ này thì có vẻ như Kiều Trang lại bắt đầu thấy cần phải chinh phục cái gì mới mẻ hơn khi tháng 3/2018, cô tuyên bố trên Facebook cá nhân về việc rời khỏi Fossil Việt Nam và đến cuối tháng 3/2018, Facebook đã xác nhận cựu CEO Fossil Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang sẽ đảm đương vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam và làm việc tại trụ sở Singapore.

Sau 9 tháng làm việc tại Facebook Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang lại đang tự đặt mình vào một thử thách mới khi gia nhập Go-Viet khi mà đây thực sự là một “chiến trường” tại Việt Nam và ngay cả ông lớn như Uber cũng đã ngậm ngùi “tháo giáp đầu hàng”.

Về với Go-Viet, Kiều Trang liệu có trở thành vị CEO trẻ tài ba để chiếm được thị phần và cạnh trang với các đối thủ “hàng khủng”. Theo đó chính thức ra mắt từ tháng 9 năm 2018, Go-Viet hiện đã trở thành một trong những ứng dụng đặt xe, giao hàng phổ biến tại Việt Nam. Dù vậy, ứng dụng này vẫn gặp không ít khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các ứng dụng khác, đặc biệt là Grab. Vào cuối tháng 3 vừa qua, Go-Viet đã đối diện với cuộc khủng hoảng nhân sự khi Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Đức và Phó Tổng giám đốc Nguyễn Bảo Linh đã đồng loạt từ chức.

Trước đó, Go-Jek từng cho hay chỉ sau 6 tuần ra mắt, Go-Viet đã có 1,5 triệu lượt tải và đạt 35% thị phần tại TP HCM nhưng nếu không có một chiến lược marketing đặc biệt, ngoài cạnh tranh về giá thì Go-Viet khó “đi đường trường” vì khả năng “đốt tiền” chưa thể so với các đối thủ, trước mắt là Grab.

Ngoài ra, một thử thách không nhỏ là Go-Viet phải phải sớm hoàn thiện hệ sinh thái của mình bằng việc phát triển thêm Go-Car (nền tảng gọi xe ô tô), Go-Food (giao đồ ăn) và Go-Pay (ví điện tử) hay loạt dịch vụ khác như gọi phục vụ làm đẹp tại nhà, gọi nhân viên massage, đi chợ hộ, dọn nhà… Tuy nhiên, đến nay việc xúc tiến các nền tảng trên vẫn còn mờ mịt.

Trong đó, riêng Về Go-Car, Go-Việt gia nhập Việt Nam ngay lúc các vấn đề về hạ tầng giao thông mà Grab gây ra đang vào mức đỉnh điểm, kẹt xe và ô nhiễm tồi tệ ở mức kỷ lục. Hơn nữa, đề án thí điểm vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử (Đề án 24) cũng vừa kết thúc sau 2 năm khiến Go-Việt không thể xin được giấy phép cho Go-Car.

Về Go-Pay, Go-Việt nếu muốn hoạt động trong mảng thanh toán, họ phải xin được giấy phép từ Ngân hàng nhà nước hoặc bắt tay với doanh nghiệp đã được cấp phép. Grab đã phải trải qua nhiều năm trời mới có thể bắt tay thành công với Moca để cung cấp dịch vụ Grabpay by Moca. Không dễ cho Go-Việt mở được Go-Pay trong thời gian sớm.

Dù trong chặng đường "đốt tiền" để cạnh tranh với Grab, đã có nhiều lúc Go-Viet tỏ ra đuối sức. Nhưng tương quan thị trường cho thấy Go-Viet đã thu hút được một lượng khách hàng, tài xế nhất định và rõ ràng là một đối thủ mà Grab phải dè chừng. Đảm nhận vị trí CEO trong tình thế đó, liệu những hành trang mà Lê Diệp Kiều Trang tích lũy được từ những công ty trước có giúp Go-Viet thoát khỏi “thế khó” và sớm hái được quả ngọt?

Dù thành công hay thất bại đang chờ Kiều Trang ở phía trước còn là một ẩn số nhưng chính sự dám dấn thân và thử thách chính bản thân mình của cô khi tưởng như đã "có trong tay tất cả" sẽ là nguồn động viên chính là nguồn động viên cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ khởi nghiệp. Việc sẵn sàn đón nhận khó khăn của Kiều Trang khiến chúng ta phần nào liên tưởng đến tinh thần "Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách" của nhà sáng lập, chủ tịch tập đoàn Huyndai (Hàn Quốc) Chung Ju Yung.

Cho dù đến nay đã "kinh qua" đến 6 công ty và có lẽ sẽ còn tiếp tục đón nhận những "thử thách" mới nữa nhưng đằng một Kiều Trang là CEO của Fossil, Facebook hay Go-Viet vẫn luôn có hình ảnh của một người phụ nữ Việt, luôn lấy niềm vui với gia đình là niềm vui, là động lực để làm việc và say mê.

Trên trang facebook cá nhân của mình có thế thấy Kiều Trang rất ít chia sẻ về công việc mà chủ yếu là những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình, chồng và các con và đó có lẽ là cũng chính là nguồn động lực để Lê Diệp Kiều Trang tiếp tục chinh phục những thử thách sắp tới.