Vốn hóa của Ford đã chạm mốc lịch sử 100 tỷ USD.

Vốn hóa của Ford đã chạm mốc lịch sử 100 tỷ USD.

Cổ phiếu của Ford đã tăng 5,7% vào hôm 13/1 lên 25,87 USD, chạm mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây, trước khi đóng cửa ở mức 25,02 USD/ cổ phiếu, tăng 2,3%. Giá trị thị trường của nó giảm xuống còn 99,99 tỷ USD.

Đà tăng của cổ phiếu Ford được thúc đẩy bởi kế hoạch tăng cường sản xuất xe điện của Ford, bao gồm cả mẫu crossover Mustang Mach-E và phiên bản chạy điện sắp ra mắt của chiếc bán tải F-150 bán chạy nhất sẽ ra mắt vào mùa xuân này. Những nỗ lực này là một phần của kế hoạch thay đổi Ford + do Giám đốc điều hành Jim Farley, người lên nắm quyền vào tháng 10/2020.

Giá trị hiện tại của Ford cao hơn các đối thủ như General Motors, giá trị khoảng 90 tỷ USD, hay công ty khởi nghiệp xe điện Rivian Automotiv, giá trị ở mức 72 tỷ USD, đã không duy trì được lợi nhuận sau đợt IPO bom tấn vào tháng 11. Ford vẫn còn khoảng cách khá xa với đối thủ Tesla, công ty có vốn hóa thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD.

Theo ước tính trung bình của 22 nhà phân tích do FactSet tổng hợp, cổ phiếu của Ford được nhận định với mục tiêu giá 21,83 USD/cổ phiếu. Nhưng không phải tất cả các nhà phân tích Phố Wall đều không tin tưởng vào sự thay đổi của Ford.

 “Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với câu chuyện Ford EV tiếp tục khiến chúng tôi ngạc nhiên”, nhà phân tích Adam Jonas của Morgan Stanley nói với các nhà đầu tư trong một ghi chú hôm 13/1. Mục tiêu giá của Morgan Stanley cho Ford là 12 USD/cổ phiếu. Trường hợp tăng giá của nó đối với cổ phiếu là 25 USD/cổ phiếu, theo Jonas.

Giá cổ phiếu Ford lên đỉnh trong 1 năm qua.

Giá cổ phiếu Ford lên đỉnh trong 1 năm qua.

Jonas cho biết: “Biến động giá cổ phiếu của Ford là rất ấn tượng và ban lãnh đạo xứng đáng được ghi nhận vì đã thay đổi câu chuyện chiến lược, kích hoạt đánh giá lại”. “Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng tôi tin rằng những rủi ro mà Ford phải đối mặt và lĩnh vực này đang tăng nhanh hơn so với cơ hội”.

Bài học của Ford mà Tesla vẫn áp dụng sau hơn 100 năm

Jonas trích dẫn những lo ngại liên quan đến tính chất chu kỳ trở lại trong lịch sử của ngành công nghiệp ô tô, những thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất xe điện và những chiếc xe điện cạnh tranh và hấp dẫn hơn tham gia thị trường chống lại Ford.

Về tình hình kinh doanh, thu nhập ròng quý 3/2021 của Ford là 1,8 tỷ USD, khi hầu hết các đại lý và nhà máy mở cửa trở lại sau khi đóng cửa một thời gian ở quý 2 do đại dịch. Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với mức 2,4 tỷ USD của quý 3/2020.

Doanh thu ô tô đạt 33,21 tỷ USD, so với mức 32,54 tỷ USD mà các nhà phân tích dự báo theo tổng hợp của công ty dữ liệu tài chính Refinitiv và giảm 5% so với quý 3/2020.

Ford cho biết nguồn cung ứng chip tăng và lượng xe bán buôn xuất xưởng cao hơn trong quý 3, giúp hãng đạt được lợi nhuận, doanh thu và dòng tiền tốt hơn so với quý trước.

Giám đốc Tài chính của Ford John Lawler cho biết, doanh nghiệp dự báo lượng bán buôn quý 4 sẽ tăng 10%, sau khi tăng 30% từ quý 2 đến quý 3. Các lô hàng bán buôn phần lớn đến với các đại lý.

Ford tăng dự báo thu nhập hoạt động cho cả năm lên khoảng từ 10,5 tỷ đến 11,5 tỷ USD, từ mức 9 tỷ đến 10 tỷ USD dự báo trước đó. Hãng duy trì dự báo về dòng tiền tự do trong khoảng từ 4 tỷ đến 5 tỷ USD.

Ford từ chối đưa ra dự báo cho 2022, nhưng cho rằng tình trạng thiếu chip sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới và có khả năng ở mức độ ít hơn nhiều vào 2023.

Hãng dự kiến chi phí hàng hóa sẽ tăng thêm từ 3 tỷ đến 3,5 tỷ USD trong năm 2021 và có thể tăng thêm 1,5 tỷ USD vào 2022.