Các sản phẩm của Công ty Phân bón miền Nam được coi là con gà đẻ trứng vàng của Tập đoàn Vinachem

Các sản phẩm của CTCP Phân bón Miền Nam được coi là "con gà đẻ trứng vàng" của Tập đoàn Vinachem

Trên thị trường, nhóm cổ phiếu DPM và DCM thuộc 2 đơn vị thành viên của Tập Đoàn Dầu khí VIệt Nam đã tăng chóng mặt. Cụ thể, cổ phiếu DPM cán mốc 42.000 đồng/cp, DCM cán mốc 32.000 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 15/10. Đây là nhóm cổ phiếu đầu tàu neo theo đà tăng giá phân bón thế giới.

Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam Việt Nam (Vinachem) theo đánh giá của các chuyên gia, mới là những đơn vị còn nhiều dư địa tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2021. Nhóm cổ này cũng đang là con gà đẻ trứng vàng của Vinachem. Họ phân bón thuộc Vinachem hiện nay cổ phiếu BFC, LAS, DDV, SFG, NFC. Trong đó cổ phiếu SFG - CTCP Phân bón Miền Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng.

Trong phiên giao dịch ngày 15/10 cổ phiếu SFG cán mốc 16.700 đồng/cp với thanh khoản tăng vọt từ mấy trăm nghìn đơn vị lên tới hàng triệu đơn vị khớp lệnh. Điều này đã diễn ra kéo dài những phiên giao dịch gần đây và đặc biệt, khi nhóm phân bón thuộc nhóm dầu khí đã chững lại thì nhóm hoá chất sẽ là nhóm cổ phiếu dẫn dắt ngành.

Vinachem vừa công bố tình hình sản xuất kinh doanh quý 3/2021. Trong đó, một số đơn vị có lãi tăng cao như SFG tăng 318,8%, LAS tăng 186% và DAP tăng lợi nhuận 226% so với quý 3/2020, báo cáo của Tập đoàn cho biết.

Tập đoàn này cũng nhấn mạnh tình hình dịch bệnh COVID -19 bùng phát mạnh, lan rộng làm gián đoạn việc vận chuyển, hạn chế giao thương, hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước trên thế giới và giữa các tỉnh thành trong cả nước…, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt công tác của các doanh nghiệp nói chung và của toàn Tập đoàn nói riêng.

Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào, vốn và điều kiện sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là những yếu tố khó khăn đối với ngành phân bón và toàn Tập đoàn Vinachem. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Vinachem vẫn đạt giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 11.344 tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ; lũy kế 9 tháng ước đạt 35.134 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Cổ phiếu SFG cán mốc 16.700 đồng/cổ phiếu được coi có giá thấp nhất thuộc nhóm phân hiện nay

Cổ phiếu SFG cán mốc 16.700 đồng/cổ phiếu, được coi có giá thấp nhất thuộc nhóm phân bón hiện nay

Trong 9 tháng, Tập đoàn đã sản xuất và cung ứng cho thị trường 2,7 triệu tấn phân bón các loại; 2,6 triệu chiếc lốp ô tô; hơn 3,4 triệu chiếc săm lốp xe máy; 175 nghìn tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Tương ứng, doanh thu quý 3/2021 ước đạt 10.967 tỷ đồng, tăng 14,3% so cùng kỳ; lũy kế 9 tháng ước đạt 37.217 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Lợi nhuận cộng hợp của toàn Tập đoàn trong quý 3 ước lãi 167 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 ước lãi 312 tỷ đồng. Lợi nhuận của các đơn vị thuộc Đề án 1468 (trong 9 tháng đầu năm 2010) ước lỗ 1.047 tỷ đồng, giảm lỗ 1.869 tỷ đồng; các đơn vị còn lại lãi 1.360 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số doanh nghiệp lãi tăng cao như đề cập ở trên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp phân bón dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong năm 2021, nhờ vào mặt hàng phân bón tăng trưởng mạnh về giá bán trong khi sản lượng chưa có nhiều sự cải thiện. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được các động lực tăng giá từ các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, mà ở đây đôi khi là thông qua các hoạt động thoái vốn cổ phần Nhà nước của Vinachem.

Đáng chú ý, các mã cổ phiếu trong ngành đều được các CTCK nâng mức định giá, thị giá hiện tại được cho rằng đang ở mức rẻ với P/E xuống vùng thấp (đối với nhóm cổ phiếu họ hoá chất). Đây được xem là vùng hấp dẫn cho quyết định "xuống tiền" của nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, rủi ro cho ngành vẫn luôn thường trực. Các chuyên gia Chứng khoán SSI cho rằng, việc phụ thuộc trực tiếp vào giá dầu khí ở khâu đầu vào sẽ khiến lợi nhuận ngành phân bón trở nên nhạy cảm với sự biến động của giá dầu thế giới. Do vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc khi xuống tiền để mua cổ phiếu họ này…