Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, việc thay đổi thuế GTGT từ không chịu thuế sang mức thuế 5% chủ yếu là câu chuyện liên quan tới hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm.

Giảm giá thành sản phẩm

Nếu áp dụng chính sách không chịu thuế GTGT, toàn bộ thuế GTGT đầu vào của ngành sản xuất kinh doanh phân bón như: Điện, khí, than, quặng, nguyên liệu, máy móc, vận tải, trang thiết bị… đều phải được hạch toán vào giá thành và giá bán nên nông dân vẫn là đối tượng cuối cùng phải chịu chi phí này.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, việc thay đổi thuế GTGT từ không chịu thuế sang mức thuế 5% chủ yếu là câu chuyện liên quan tới hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, việc thay đổi thuế GTGT từ không chịu thuế sang mức thuế 5% chủ yếu là câu chuyện liên quan tới hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm.

Lượng chi phí tăng thêm này tùy theo doanh nghiệp vì còn phụ thuộc vào loại phân bón, khấu hao, tiêu hao nhiên liệu, mức độ tự động hóa, thuế VAT đầu vào là 0% hay 5% hay 10%... Với 1 số doanh nghiệp lớn có Nhà máy được khấu hao hết hiện nay, nguyên liệu chính chiếm khoảng 60 -70% giá thành sản xuất và thời gian qua, khi không chịu thuế VAT thì doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5% - 8%.

Tuy nhiên, khi đầu ra chịu thuế GTGT 5%, các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được khấu trừ hoặc hoàn một số loại thuế của chi phí đầu vào, nên giá thành sản xuất sẽ giảm xuống, thời gian và khấu hao tài sản cũng giảm đi, khi đó giá thành phân bón giảm nên giá bán cũng sẽ có cơ hội để giảm tỷ thuận theo.

Trong khi đó, trên thị trường phân bón rất cạnh tranh, Việt Nam cũng gia nhập đầy đủ các hiệp ước quốc tế, trong đó có phân bón, thuế suất nhập khẩu phân bón hầu hết bằng 0%, giá phân bón nhập khẩu rẻ... do vậy, việc tăng thêm giá phân bón là khó xảy ra, hoặc nếu có, sẽ rất ngắn hạn.

Nhiều tác động tích cực

Theo số liệu tính toán sơ bộ của cơ quan thuế và báo cáo của Hiệp hội Phân bón thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất phân bón không được khấu trừ và phải tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong giai đoạn 2016 – 2019 trung bình mỗi năm khoảng 1.200 tỷ đồng.

Nếu tính thuế GTGT thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, thì số thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ tương ứng với số thuế GTGT đầu ra phải nộp, khoảng 950 tỷ đồng. Số thuế được khấu trừ này doanh nghiệp không phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, giá phân bón sản xuất trong nước có thêm điều kiện để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, từ đó có thêm cơ hội để hạ giá phân bón theo cơ chế thị trường.

Do phân bón là đầu vào của hoạt động trồng trọt nên việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% so với mức thuế suất phổ thông (10%) sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nông dân.

Do phân bón là đầu vào của hoạt động trồng trọt nên việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% so với mức thuế suất phổ thông (10%) sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nông dân.

Đối với ngân sách Nhà nước, theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan thì tổng kim ngạch nhập khẩu  mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT năm 2019 là khoảng 1,007 tỷ USD tương đương 23.400 tỷ đồng, theo đó nếu tính thuế GTGT thuế suất 5% khâu nhập khẩu thì số thu ngân sách Nhà nước về thuế GTGT phải nộp khâu nhập khẩu sẽ tăng là 1.170 tỷ đồng.

Việc quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5% áp dụng ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng, do đó tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu cùng loại, khuyến khích các doanh nghiệp phân bón đầu tư dây chuyền mới sản xuất phân bón có chất lượng cao, phân bón thế hệ mới.

Do phân bón là đầu vào của hoạt động trồng trọt nên việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% so với mức thuế suất phổ thông (10%) sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nông dân.