>>>Bịt “lỗ hổng” về điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu

PVD lỗ quý thứ 3 liên tiếp

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) ghi nhận hơn 1.242 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng nhiều hơn khiến lãi gộp theo đó giảm 2% xuống còn 117 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp theo đó cũng giảm từ 12% xuống còn 9%.

PVD thua lỗ 3 quý liên tiếp với mức lỗ lũy kế lỗ 151 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

PVD thua lỗ 3 quý liên tiếp với mức lỗ lũy kế 151 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của PVD giảm mạnh 53% xuống 26 tỷ đồng, trong đó khoản lãi tiền gửi và lãi tỷ giá đều giảm mạnh. Ngược lại, chi phí tài chính lại tăng gấp đôi lên 87 tỷ đồng, trong đó khoản lỗ tỷ giá hơn 41 tỷ đồng, ngoài ra khoản lãi tiền vay xấp xỉ ngưỡng 45 tỷ đồng.

Các chi phí khác của doanh nghiệp cũng tăng mạnh như: Chi phí bán hàng tăng mạnh lên 11 tỷ tròng so với mức 1 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021; Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 9% lên 92 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, PVD báo lỗ sau thuế 52 tỷ đồng, trong đó phần lỗ cổ đông công ty mẹ chiếm gần 34 tỷ đồng.

Theo giải trình của PVD, doanh thu tăng do đơn giá cho thuê giàn khoan và hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng sở hữu tăng so với cùng kỳ, cộng thêm sự đóng góp doanh thu của giàn khoan PV Drilling V đang thực hiện chiến dịch khoan cho Brunei Shell Petroleum. Doanh thu còn tăng từ giàn thuê, ngoài ra còn cấn trừ giảm doanh thu các dịch vụ liên quan đến khoan do khối lượng lượng công việc giảm.

Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế vẫn ghi nhận âm do việc giảm mạnh các khoản lợi nhuận từ các dịch vụ liên quan đến khoan và lợi nhuận từ các công ty liên doanh do giảm doanh thu; đồng thời chi phí tài chính tăng mạnh do tỷ giá đồng USD tăng cộng thêm biến động Libor làm tăng chi phí lãi vay.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, PVD đạt 3.923 tỷ đồng doanh thu, tăng 54% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp báo lỗ 151 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Với khoản lỗ khá lớn này, PVD còn khá xa mục tiêu lợi nhuận năm 2022 là 37 tỷ đồng.

Theo báo cáo cập nhật mới công bố, chứng khoán SSI dự báo doanh thu năm 2022 của PVD có thể đạt 5.400 tỷ đồng, tăng 34,8% so với cùng kỳ. Dù vậy, công ty có thể sẽ ghi nhận khoản lỗ trước thuế 223 tỷ đồng cho năm 2022 trong đó lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 244 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc SSI dự báo PV Drilling sẽ lỗ trước thuế 55 tỷ đồng trong quý IV.

Kinh doanh dưới giá vốn, TLP lỗ 65 tỷ đồng

Kinh doanh dưới giá vốn, TLP lỗ 65 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Kinh doanh dưới giá vốn, TLP lỗ 65 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Tương tự, Tổng công ty CP TM Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (UpCOM: TLP) ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.656 tỷ đồng, tăng mạnh tới 4,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh tới 366% so với cùng kỳ, lên tới 7.651 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp về của doanh nghiệp này bị âm gần 25 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 49 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của TLP tăng đáng kể, đạt hơn 12 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ, chủ yếu từ lãi chênh lệch tỷ giá với hơn 9,3 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính cũng tăng mạnh 634%, lên hơn 56 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng trưởng 125%, lên hơn 90 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 71,4% so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 24 tỷ đồng.

Tất cả những yếu tố trên đã khiến cho doanh nghiệp ngành kinh doanh xăng dầu này ghi nhận lỗ gần 167 tỷ đồng trong quý III/2022. Mức thua lỗ này cao hơn rất nhiều so với mức thua lỗ hơn 8 tỷ đồng trong quý II/2022.

Lý giải về nguyên nhân lỗ trong quý III, TLP cho biết, do giá thế giới đảo chiều liên tục, Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III, dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ, trong khi nguồn hàng khan hiếm, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, từ nhà máy lọc dầu về cảng tăng cao, đồng thời các chi phí lãi vay, tỷ giá ngoại tệ cũng ngày càng tăng cao.

Mặc dù 6 tháng đầu năm TLP kinh doanh có lãi, nhưng với kết quả kinh doanh ảm đạm trong quý III đã khiến kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của “ông lớn” ngành xăng dầu Bình Dương cũng bết bát mặc dù doanh thu thuần đạt 18.572 tỷ đồng, tăng trưởng 133% so với cùng kỳ, nhưng do kinh doanh dưới giá vốn nên doanh nghiệp ghi nhận lỗ gần 65 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

>>>Sửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Cần trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp

PSH lỗ hơn 241 tỷ đồng

Nam Sông Hậu lỗ hơn 241 tỷ đồng trong 9 tháng.

Nam Sông Hậu lỗ hơn 241 tỷ đồng trong 9 tháng.

Hay như tại Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HoSE: PSH) ghi nhận doanh thu thuần trong quý III/2022 đạt hơn 1.058 tỷ đồng, tương đương với kết quả cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng hơn 18%, lên hơn 938 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp về của doanh nghiệp còn gần 120 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng mạnh 455%, lên hơn 20 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phái tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận biến động không đáng kể so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, PSH báo lãi hơn 9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 150 tỷ đồng.

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của PSH quý III/2022 chỉ đạt vỏn vẹn 9,2 tỷ đồng, giảm mạnh so với kết quả hơn 150 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, PSH ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 5.165 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng do trong quý II lỗ tới 264 tỷ đồng, nên lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của PSH vẫn ghi nhận lỗ hơn 241 tỷ đồng.  

Tính đến cuối quý III, tổng tài sản của PSH đạt hơn 10.906 tỷ đồng. Chiếp phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp là tài sản ngắn hạn với hơn 7.125 tỷ đồng, trong đó, hàng tồn kho là hơn 5.979 tỷ đồng.

Nợ phải trả của doanh nghiệp gần bằng tổng tài sản, với hơn 9.396 tỷ đồng. Chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với hơn 6.913 tỷ đồng, trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là hơn 3.366 tỷ đồng; phải trả người bán ngắn hạn hơn 2.080 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ hơn 1.510 tỷ đồng.

Nhập khẩu xăng dầu dự kiến sẽ tiếp tục khó khăn

Theo kết quả sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xăng và dầu diesel trong quý III/2022 giảm lần lượt 40% và 35% so với quý trước, với chỉ 19 trong tổng số 33 đầu mối nhập khẩu xăng dầu trong quý này. Điều này có thể do tín dụng bị thắt chặt, giá dầu thế giới biến động mạnh, phụ phí nhập khẩu tăng và chi phí vận hành tăng đáng kể trong bối cảnh áp lực lạm phát.

Những yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận và sức khỏe tài chính của các đầu mối, khiến họ phải giảm hàng tồn kho và giảm giá chiết khấu cho các cửa hàng bán lẻ, dẫn đến việc một số cửa hàng xăng dầu tư nhân ở một số tỉnh phía Nam phải tạm đóng cửa. (Lượng xăng dầu nhập khẩu thường chiếm khoảng 20-30% nhu cầu trong nước).

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã tăng mức phí premium trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu lên 350 đồng/lít đối với xăng và 40 đồng/lít đối với dầu diesel. Chi phí vận chuyển tiêu chuẩn từ các nhà máy lọc dầu trong cơ cấu giá cũng được điều chỉnh tăng 40-70 đồng trong kỳ điều chỉnh giá gần đây, nhằm điều chỉnh giá bán lẻ theo hướng tương quan chặt chẽ hơn với giá thị trường và chi phí kinh doanh thực tế.

Trong khi đó, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng nhận định, việc nhập khẩu xăng dầu dự kiến sẽ tiếp tục khó khăn hơn khi khủng hoảng năng lượng toàn cầu diễn ra, trong khi mùa đông bắt đầu ở châu Âu khiến nhu cầu dầu tăng nhanh, cùng với lệnh cấm vận đối với các sản phẩm của Nga đã tạo ra sự khan hiếm nguồn cung xăng dầu trên thị trường quốc tế. Sự khan hiếm này một mặt khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn cung, mặt khác làm chi phí tạo nguồn của doanh nghiệp, bao gồm premium nhập khẩu, bị đẩy lên rất cao.