Sự khôn ngoan và thực tế của chị thể hiện rõ trong việc xây dựng nhiều mô hình kinh doanh khác nhau cho thương hiệu Vua Cua.

- Cua là một món hải sản khá đắt tiền, điều gì khiến chị lại muốn biến nó thành một món ăn hải sản mà ai cũng có thể bỏ tiền ăn được?

fdg

Đoàn Thị Anh Thư - Fouder Vua Cua

Thật sự cua Cà Mau không đắt, cái làm chúng ta mặc định trong đầu cua Cà Mau đắt tiền là vì những chi phí phát sinh khi mở mô hình kinh doanh cua thông thường như chi phí vận chuyển, chi phí qua tay nhiều nguồn nhập, chi phí hao hụt,... Từ đó giá cua Cà Mau bị đội lên cao và người tiêu dùng thì luôn mặc định trong đầu là cua là món ăn xa xỉ.

Vua Cua muốn loại bỏ khái niệm đó trong tiềm thức của người tiêu dùng, bằng cách tối ưu hoá chi phí và mô hình kinh doanh, món cua Cà Mau sẽ là món ăn đặc sản của người Việt mà tất cả người Việt đều có thể thưởng thức được, cũng như là món ăn đặc sản chúng ta có thể tự hào giới thiệu đến nước ngoài.

- Nhưng việc cân bằng giữa nguồn hải sản chất lượng và kiểm soát được chi phí để phù hợp với thực khách không phải việc dễ dàng, nhiều người sẽ nói rằng “tiền nào của đó”?

“Tiền nào của đó”, câu này rất hợp lý. Vấn đề khi chúng ta bán một cái gì đó thì giá bán sẽ phụ thuộc vào chi phí chúng ta bỏ ra. Nếu chúng ta tối ưu được chi phí và bán cho khách hàng với giá phải chăng vừa túi tiền hơn thì tôi nghĩ “tiền nào của đó” không phải là câu nói dùng theo hướng tiêu cực nữa, mà nó lại rất tích cực.
Với tôi quan trọng khi mình kinh doanh, không phải mình cố bán cái gì được nhập vào rẻ rồi bán ra với giá rẻ mà bỏ qua chất lượng. Làm vậy khách hàng chỉ mua một lần, rồi sẽ không bao giờ quay lại. Đó không phải là hướng đi đường dài, không ai làm kinh doanh lại chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không nghĩ tới tương lai xa hơn bao giờ.

- Mô hình mà Vua Cua theo đuổi là gì, thưa chị?

Chúng tôi triển khai 3 mô hình kinh doanh khác nhau. Vua Cua Restaurant là nơi để khách hàng đến trải nghiệm sản phẩm và có thể thưởng thức tất cả những món ăn tinh túy nhất. Vua Cua Express: là những kioks đặt gần nhà hàng và có hầu hết những món nhà hàng Vua Cua có, song chỉ phục vụ cho việc mang đi. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì Vua Cua Express vẫn không thích hợp để nhân rộng một cách tiện lợi và nhanh chóng, nhằm phục vụ khách hàng toàn quốc vì nó có quá nhiều món, mặt bằng cố định và đầu tư nhiều tiền. Vậy là Vua Cua nghĩ ra thêm mô hình Vua Cua Bike, chỉ bán vài món cua ngon thích hợp để mang đi. Phí nhượng quyền sẽ không rẻ, nhưng với thương hiệu đã có sẵn, cộng với nguồn cua chất lượng và 13 loại nước sốt độc quyền đây là một mũi nhọn của chúng tôi.

- Mọi dự định có vẻ không được thuận lợi vì đại dịch COVOD-19 kéo dài, thưa chị?

Đúng như vậy, Vua Cua đã phải tạm đóng 4/5 nhà hàng. Cùng với đó, mục tiêu mở 40 điểm bán lẻ Vua Cua bike trong năm nay chỉ mới thực hiện được 6.

Thực trạng này dẫn đến tổng doanh số của Vua Cua giảm hơn 50%. Đồng thời, doanh nghiệp phải cho ngừng phần lớn các ca làm việc của nhân viên.

Lúc này, tôi bắt đầu ngộ ra, chuỗi nhà hàng offline càng nhiều càng mau “chết”. Các nhà hàng offline nhìn thì hoành tráng – sang chảnh, nhưng lại không thể chống chọi tốt với những biến động bất ngờ của xã hội cũng như không theo kịp xu hướng của thị trường. Lúc này, mô hình Vua Cua bike giúp chúng tôi tối ưu chi phí hoạt động và điểm bán. Đồng thời triển khai thêm các sản phẩm nông sản, thức ăn có thể dự trữ lâu ngày như bánh mì, bánh bao... với giá cả phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Với mô hình này, Vua Cua mong muốn 80% phục vụ cho phân khúc delivery và take away (giao hàng và mang đi), 20% ngồi tại chỗ dùng nhanh (sau giãn cách xã hội). Đây có thể xem là sự may mắn khi chúng tôi đưa ra được mô hình phù hợp với tình hình hiện tại.

- Xin cảm ơn chị!