Nhiều người đặt câu hỏi, suốt nhiều chục năm bị Mỹ cấm vận và hầu như không bang giao với bên ngoài Triều Tiên xoay sở ra sao? Và, cho đến nay nền kinh tế Triều Tiên có quy mô như thế nào vẫn là bí ẩn với thế giới!

Không có nhiều thông tin về kinh tế đất nước này trên internet, điều duy nhất có thể tìm thấy là một vài con số thương mại với Trung Quốc, tuy không đáng kể, nhưng có thể xem đó là lối ra duy nhất của họ.

Từ khi Washington có “cái nhìn khác” với Bình Nhưỡng, đặc biệt là thái độ dịu dọng của ông D. Trump, tiến tới các cuộc gặp lịch sử thì cũng là lúc thế giới biết rõ hơn về Triều Tiên và “tầm quan trọng” của Trung Quốc với mối quan hệ Mỹ - Triều. Vậy, thực chất vai trò của Trung Quốc trong cuộc chơi tay ba này là gì?

 Ngày 26/3/2018 theo ghi nhận của Bloomberg, ông Kim đã thực hiện chuyến đi đến Bắc Kinh, đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên khi nhà lãnh đạo trẻ chính thức kế vị cha mình.

Đến nay, Trung - Triều đã nói với nhau những gì trong chuyến thăm đó hoàn toàn bí mật. Nhưng, đúng một tháng sau (ngày 27/4/2018) ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae -in đã gặp nhau tại làng đình chiến ở biên giới hai miền, đầy xúc động.

Ông Kim và ông Moon gặp nhau sau 11 năm gián đoạn ngoại giao

Ông Kim và ông Moon gặp nhau sau 11 năm gián đoạn ngoại giao

Tại cuộc gặp này, những gì báo chí quốc tế mô tả đều thuộc về trạng thái cảm xúc của “những người anh em một nhà” bị lịch sử chia rẽ gần 70 năm, đó là cuộc gặp được dàn dựng kỹ lưỡng về mặt hình ảnh.

Và, câu hỏi, hai ông đã thật sự nói với nhau những gì, về vấn đề hòa bình, vấn đề hạt nhân, trong sự tương hỗ với Mỹ và Trung Quốc…? lúc đó và đến nay vẫn không có đáp án nào là cuối cùng.

Nhưng trước đó 1 ngày (26/4/2018) Nhà trắng đã bày tỏ: “Mỹ hy vọng cuộc đàm phán giữa lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae -in sẽ đạt được tiến bộ, mang lại hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo”.

Thời gian này, truyền thông thế giới đã thấp thỏm về một hội nghị Thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên, thông tin này chính thức được xác nhận là hoàn toàn chính xác sau đó không lâu.

Cũng đúng 1 tháng sau cuộc gặp đầu tiên tại khu phi quân sự, ông Kim và ông Moon lại gặp nhau, nhưng lần này địa điểm được chọn là Bàn Môn Điếm, một nơi bí hiểm bậc nhất thế giới hiện nay. Dĩ nhiên, nội dung thảo luận là bí mật.

Trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1 diễn ra tại Singgapore, lãnh đạo Triều Tiên một lần nữa đến Bắc Kinh hội kiến với ông Tập Cận Bình. Sau đó, ông Kim đến Singapore bằng máy bay của hãng AirChina, trước cầu thang máy bay, ông bận bộ đồ Mao Trạch Đông và cười rất tươi.

Ông Kim đến Singapore bằng máy bay của Trung Quốc

Ông Kim đến Singapore bằng máy bay của Trung Quốc

Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên sử dụng máy bay chuyên dụng của Trung Quốc để tới Singapore là dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong bối cảnh “ván cờ” địa chính trị trên bán đảo Triều Tiên đang thay đổi “chóng mặt”.

Trung Quốc không có mặt tại Singapore để dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, song tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh vẫn “phủ bóng” lên sự kiện trọng đại này.

Đầu năm 2019, khi phía Mỹ tiếp tục phát đi dấu hiệu ông Trump sẽ gặp Kim Jong - un lần thứ hai, trong một bài phát biểu đón năm mới 2019, lãnh đạo Triều Tiên thay đổi hình dạng đến bất ngờ, ông mặc comple carvat, ngồi trong một căn phòng được bài trí rất Tây…

Bối cảnh này khiến người ta suy luận ngay rằng, Triều Tiên thật sự muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc để hướng về phía Mỹ?

Nhưng sau đó mấy hôm, ông Kim và phu nhân tiếp tục có chuyến thăm đến Trung Quốc lần thứ 3 sau mấy tháng, lần này phục trang trở về như cũ, ông Kim lại diện bộ đồ Mao Trạch Đông tiến tới bắt tay ông Tập.

Trong thời gian ngắn ông Kim liên tục đến Bắc Kinh

Trong thời gian ngắn ông Kim liên tục đến Bắc Kinh

Sự tinh anh của báo giới đã ghi lại tổng cộng 6 lần nói lời cảm ơn mà ông Kim giành cho ông Tập. Phải chăng, đây là sự hàm ơn về hậu thuẫn cả mặt phương tiện lẫn ngoại giao mà Trung Quốc khiến Triều Tiên phải mang?

Lần thứ nhất, ông Kim Jong-un cảm ơn ông Tập Cận Bình vì sự tiếp đón nồng hậu, còn lại là cảm ơn vai trò của Trung Quốc trong việc làm dịu tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vào năm ngoái.

Đến đây thì không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò “đứng đằng sau” của Bắc Kinh trong mối quan hệ Mỹ - Triều.

Trump và Kim Jong - un sẽ có cuộc gặp quan trọng lần thứ 2 sau ít ngày nữa tại Hà Nội, lại dấy lên đồn đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể sẽ đến Bắc Kinh lần thứ 4 trước khi sang Việt Nam.

Ông Kim sẽ đến Việt Nam bằng tàu hỏa?

Ông Kim sẽ đến Việt Nam bằng tàu hỏa?

Hà Nội cách Bĩnh Nhưỡng không xa, năng lực hàng không Triều Tiên hoàn toàn đáp ứng một chuyến tháp tùng lãnh đạo của họ bằng máy bay. Nhưng một lần nữa hành trình của ông Kim lại có thể “có yếu tố” Trung Quốc.

Truyền thông Nhật Bản, Hàn Quốc cho rằng, phái đoàn Triều Tiên sẽ đi bằng tàu hỏa bọc thép sang Trung Quốc và đến Lạng Sơn (Việt Nam) sau đó về Hà Nội bằng ôtô.

Một loạt động thái ngoại giao của nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên cho thấy rằng, Trung Quốc thật sự có vai trò quá lớn với ông Kim và mối quan hệ Mỹ - Triều. Hẳn nhiên, mục tiêu Bắc Kinh ngắm tới chính là Mỹ.

Việc ông Kim Jong - un “mềm mỏng” với Trung Quốc có thể thúc đẩy, tìm ra giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, như phi hạt nhân hoá Triều Tiên hay không, nhưng bản chất, Trung Quốc vẫn sử dụng con bài Triều Tiên để gây sức ép với Mỹ.

Mối tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc với vấn đề Triều Tiên là mối quan hệ vờn nhau, gài nhau, trong khi ông Tập muốn điều khiển Triều Tiên thì ông Trump có “sứ giả” Hàn Quốc vô cùng hiệu quả.