Tạp chí đã báo cáo rằng thỏa thuận có thể định giá GlobalFoundries vào khoảng 30 tỷ USD, theo những người quen thuộc với vấn đề này. Tuy nhiên, người phát ngôn của cả hai đều “từ chối bình luận về những tin đồn và suy đoán”.

Intel liệu có thành công trong thương vụ M&A

Intel liệu có thành công trong thương vụ M&A "khủng" với GlobalFoundries?

Các chuyên gia phân tích cho rằng, động thái này sẽ tạo ra một động lực lớn cho kế hoạch của Intel nhằm tăng cường khả năng sản xuất chip cho cả mục đích sử dụng riêng mình và cho các bên thứ ba, đúng vào thời điểm thế giới đang thiếu hụt chip trầm trọng và chính phủ Mỹ đang thúc đẩy việc đưa ngành sản xuất chip đến Mỹ.

GlobalFoundries ban đầu là một chi nhánh sản xuất của AMD, nhà sản xuất linh kiện bán dẫn tích hợp đa quốc gia của Mỹ và được thành lập vào đầu năm 2009. Sau đó, AMD đã bán lại toàn bộ cổ phần cho công ty Advanced Technology Investment Company (ATIC) vào đầu năm 2012.

Bản thân GlobalFoundries được coi là một xưởng đúc “nguyên bản”, với các nhà máy ở Mỹ, Đức và Singapore. Các xưởng đúc được các công ty thiết kế chất bán dẫn ký hợp đồng để chế tạo chip. GlobalFoundries hiện sản xuất chất bán dẫn được thiết kế bởi AMD, Qualcomm và Broadcom.

Gần đây, sự thiếu hụt chip toàn cầu đã làm nổi bật tầm quan trọng của các xưởng đúc, vốn đang đầu tư hàng tỷ USD vào dây chuyền sản xuất mới và thiết bị nâng cấp để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến.

Theo bảng xếp hạng của TrendForce, TSMC của Đài Loan hiện tại là xưởng đúc lớn nhất thế giới tính theo thị phần và doanh thu. Họ chiếm khoảng 56% thị phần, tiếp đến là Samsung (18%), UMC (7%) và GlobalFoundries (7%).

Một nhà máy sản xuất chip của GlobalFoudries ở Mỹ.

Một nhà máy sản xuất chip của GlobalFoudries ở Mỹ.

Trên thực tế, chất bán dẫn là thành phần quan trọng, cung cấp năng lượng cho tất cả các loại thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh đến máy tính cho đến cảm biến phanh trên ô tô. 

Chính vì vậy, hồi tháng 3, CEO mới của Intel, Pat Gelsinger đã cho biết, Intel đang có kế hoạch tăng cường sử dụng các xưởng đúc bên ngoài để sản xuất một loạt các sản phẩm của họ, cùng chiến lược mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất chip cho các công ty khác. Gần đây, Intel đã cam kết đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào hai nhà máy sản xuất chip mới ở Arizona, Mỹ.

Có thể nói, động thái tăng cường khả năng sản xuất chip của Intel, cùng với động thái mua lại GlobalFoundries, đã diễn ra vào thời điểm sự thiếu hụt chip trên toàn cầu đang lan rộng.

Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng đang tìm cách đầu tư vào việc giúp các nhà sản xuất chip tăng cường năng lực sản xuất của Mỹ nhằm ngăn chặn các công ty có trụ sở tại Trung Quốc giành quá nhiều quyền kiểm soát đối với thị trường quan trọng này. Hiện tại, nước Mỹ chỉ chiếm 12% trong ngành công nghiệp chất bán dẫn lên đến 91 nghìn tỷ USD.

Nhà máy Intel Việt Nam được đặt tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, đây được coi là nhà máy lắp ráp và kiểm định có phòng sạch lớn nhất của Intel trên toàn cầu, với diện tích hơn 46.000 m².

Nhà máy Intel Việt Nam được đặt tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, đây được coi là nhà máy lắp ráp và kiểm định có phòng sạch lớn nhất của Intel trên toàn cầu, với diện tích hơn 46.000 m².

Mặc dù vậy, thương vụ M&A “khủng” của Intel với GlobalFoundries lại đang nhận được những ý kiến trái chiều từ các chuyên gia phân tích và các nhà đầu tư khác nhau.

Chuyên gia Aaron Rakers của ngân hàng Wells Fargo cho rằng: “Mặc dù việc tiếp nhận năng lực của GlobalFoundries sẽ cho phép Intel đẩy nhanh chiến lược của họ, nhưng một động thái như vậy sẽ khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi về dấu ấn công suất và khả năng tiếp cận quy trình tiên tiến nhất của Intel”.

Stacy Rasgon của Bernstein cũng đưa ra quan điểm tương tự. Ông cũng nêu quan ngại về tính kinh tế của hoạt động kinh doanh của GlobalFoundries, đặc biệt là trong bối cảnh giá 30 tỷ USD từ các cuộc đàm phán thỏa thuận được báo cáo. Ông cho rằng, GlobalFoundries đang không có lợi nhuận và có thể sẽ làm suy yếu lợi nhuận của chính Intel.

Trong khi đó, nhà phân tích Tristan Gerra của Baird lại tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng Intel cần phải mua lại để thành công với tham vọng của xưởng đúc mới. Ông tin rằng một thỏa thuận với GlobalFoundries "sẽ mang tính chiến lược và mang lại sự phù hợp tuyệt vời" cho Intel, đồng thời lưu ý rằng nó có thể giúp đa dạng hóa các thị trường cuối cùng của Intel, bao gồm cả trong lĩnh vực ô tô.