Sáng nay (7/10), Viện Năng lượng (IE) đã ra mắt báo cáo với tiêu đề “Sự cần thiết của các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) và các ứng dụng trong hệ thống điện tương lai của Việt Nam”.Cần đảm bảo đường dây truyền tải điện từ các nguồn năng lượng tái tạo lên hệ thống đường điện quốc gia.

Cần đảm bảo đường dây truyền tải điện từ các nguồn năng lượng tái tạo lên hệ thống đường điện quốc gia.

Ông Nguyễn Thế Thắng, Trưởng phòng phát triển hệ thống điện, Viện Năng lượng cho biết, hiện có còn nhiều thách thức với xu hướng phát triển và tích hợp nguồn năng lượng tái tạo hiện nay. Cùng với xu hướng trên thế giới, các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nhờ cơ chế ưu đãi giá FIT của Chính phủ. Tuy nhiên, đi cùng với việc gia tăng tỷ lệ thâm nhập năng lượng tái tạo, đặc biệt là các nguồn biến đổi (điện gió, điện mặt trời), hệ thống điện sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới do bản chất biến thiên và bất định của gió và bức xạ mặt trời.

Ông Nguyễn Thế Thắng

Ông Nguyễn Thế Thắng, Trưởng phòng phát triển hệ thống điện, Viện Năng lượng

Các thách thức chính gặp phải của việc nâng cao tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sẽ là: Biến thiên liên tục và không điều độ được; bất định và khó dự báo; phụ thuộc vào địa điểm; làm giảm hằng số quán tính của hệ thống; hệ số công suất thấp (điện mặt trời khoảng 20%, điện gió khoảng 30%)...

Do đó, ông Thắng khuyến nghị, trong tương lai cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao độ linh hoạt của hệ thống điện Việt Nam, vừa phải đảm bảo mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho sự tăng trưởng phụ tải, vừa cân đối bù đắp điện năng thiếu hụt do một số nguồn chậm tiến độ và đảm bảo ổn định cho hệ thống điện có tỷ trọng lớn các nguồn năng lượng tái tạo.

Bà Lê Thu Hà, chuyên gia, Phòng Phát triển hệ thống điện (IE) khuyến nghị, trong tương lai cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao độ linh hoạt của hệ thống điện Việt Nam, vừa phải đảm bảo mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho sự tăng trưởng phụ tải, vừa cân đối bù đắp điện năng thiếu hụt do một số nguồn chậm tiến độ và đảm bảo ổn định cho hệ thống điện có tỷ trọng lớn các nguồn năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu về hệ thống điện Việt Nam do Viện Năng lượng (IE) thực hiện khuyến nghị bổ sung các nhà máy điện cơ đốt trong (ICE) từ năm 2022 trở đi vào hệ thống điện của Việt Nam.

Các nhà máy điện ICE cần được xây dựng ở miền Nam với tổng công suất 650 MW trong giai đoạn 2022-2023. Các nhà máy điện ICE sẽ hỗ trợ nhu cầu phụ tải cao vào năm 2025, đặc biệt khi Việt Nam dự kiến sẽ bị chậm trễ trong việc bàn giao một số dự án điện than và CCGT ở miền Nam.

Ngoài ra, điều kiện hạn hán có thể gây ra nguy cơ thiếu điện trong nước. Về dài hạn, công suất cần thiết của các nhà máy điện ICE linh hoạt để cung cấp công suất dự trữ, phủ đỉnh và cân bằng nguồn điện tái tạo trong lưới điện sẽ là 2,5 GW vào năm 2030, 10,6 GW vào năm 2040 và 13,4 GW vào năm 2050.

Với sự có mặt của ICE trong hệ thống, tổng chi phí hệ thống sẽ giảm khoảng 180 triệu USD/năm vào năm 2030 và mức tiết kiệm tương tự trong những năm tới có thể đạt được bằng cách xây thêm các nhà máy điện ICE

IE khuyến nghị các cơ quan quản lý về chính sách và quy hoạch nên đưa các dự án nhà máy điện ICE vào Quy hoạch phát triển điện 8 bắt đầu tư năm 2022-2023 với công suất 650 MW vào hệ thống điện miền Nam. Để đảm bảo khả năng tài chính của dự án nhà máy điện ICE, nghiên cứu này đề xuất xây dựng cơ chế thanh toán giá công suất dự phòng cho các nhà máy điện linh hoạt và phát triển thị trường dịch vụ phụ trợ cho hệ thống điện Việt Nam.

Tiến sỹ Phạm Minh Thành – Giám đốc Quốc gia Việt Nam

Tiến sỹ Phạm Minh Thành – Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Tập đoàn Wärtsilä 

Tiến sỹ Phạm Minh Thành – Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Giám đốc phát triển khu vực Đông Nam Á – Tập đoàn Wärtsilä Phần Lan cho biết, các nhà máy điện khí ICE có thể hoạt động ở nhiều chế độ vận hành khác nhau như: khởi động nhanh, chạy nền, cân bằng hệ thống, phủ đỉnh, dự phòng quay,… tuỳ thuộc vào nhu cầu của hệ thống điện. Đây là ưu điểm rất phù hợp cho việc hỗ trợ các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong việc hòa lưới một cách ổn định nhất.

Bên cạnh đó, các nhà máy điện khí ICE được thiết kế dạng module nên thời gian xây dựng rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 12 tháng, tương đương với các nhà máy điện tái tạo, giúp cho việc đảm bảo cung ứng điện nhanh chóng và tối ưu hóa việc vận hành các nhà máy điện tái tạo một cách kịp thời.

Hiện nay, Wärtsilä đã lắp đặt hơn 72.000 MW các nhà máy điện ở 180 nước trên thế giới, trong đó riêng khu vực Đông Nam Á là hơn 10.000 MW.