br class=

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là nền tảng cho trọng tài quốc tế, ghi nhận sự đồng thuận của các bên trong việc đưa vụ tranh chấp ra trọng tài. 

Đó là nhận định của nhiều Luật sư, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ bên lề hội thảo "Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải - Phương án khả thi cho doanh nghiệp" do VCCI - Chi nhánh TP HCM phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Tổ chức Tài chính quốc tế IFC tổ chức sáng 16/8, tại TP HCM.

Cần giải quyết tranh chấp theo cách chuyên nghiệp

Trả lời DĐDN, một Luật sư cho biết xoay quanh vụ việc của Ba Huân - VinaCapital, có vẻ như phía Ba Huân (CTy THNN Ba Huân) đã muốn "mượn áp lực vô hình" để có tiếng nói buộc VinaCapital ngồi xuống đàm phán. Vị này tin rằng nếu không sớm đưa ra quyết định, ở cương vị của một tổ chức đầu tư lớn danh tiếng, VinaCapital chắc chắn sẽ chọn phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải thương mại, trước khi nghĩ đến xét xử ra tòa, cho dù VinaCapital chắc chắn nắm vững luật với đội ngũ pháp chế, luật sư tư vấn chuyên nghiệp. "Đơn giản vì chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải thương mại luôn được các doanh nghiệp ngoại ưa chuộng hơn, trước khi đẩy các vụ việc tranh chấp đi xa hơn, vào vùng căng thẳng".

Tương tự là vụ "ông Vũ-bà Thảo Trung Nguyên" - nếu không tính vụ việc ly hôn thì thuần túy tranh chấp hai bên đang là tranh chấp thương mại. Xử lý được tranh chấp thương mại hoàn toàn có thể "mượn" đến trọng tài và hòa giải viên, vừa thân thiện, đảm bảo không "ầm ĩ" và hai bên có thể "dành đường rút lui cho đối phương, cũng là cho chính mình" một cách dễ dàng hơn, đảm bảo tính thời gian và hiệu quả, vị này nói.

Xu hướng mới

Trong thời gian gần đây, việc tranh chấp bản quyền, thương hiệu của doanh nghiệp thường xuyên xảy ra nhưng các doanh nghiệp thường không chủ động hòa giải trước khi khởi kiện.

Xu thế đó có thể thay đổi khi các quy định pháp lý cho phép phán quyết của trọng tài được áp dụng hiệu lực như phán quyết của Tòa, các bên không thực thi có thể bị cưỡng chế.

Bởi phần lớn các vụ kiện trọng tài quốc tế đều phát sinh từ quan hệ hợp đồng giữa các bên. Tuy nhiên, theo Công ước New York và Luật Mẫu, chỉ cần có một “quan hệ pháp luật xác định” giữa các bên là đủ, bất kể có là quan hệ hợp đồng hay không. Thật ra, cần phải có một mối quan hệ hợp đồng nào đó giữa các bên, dù công khai hay ngầm định, vì cần phải có một thỏa thuận trọng tài làm cơ sở cho quá trình tố tụng trọng tài. Dù có sự tồn tại của một thỏa thuận như vậy, tranh chấp được đưa ra trọng tài vẫn có thể được điều chỉnh bởi các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chứ không phải bởi luật hợp đồng.

Ông Trần Ngọc Liêm - Phó Giám đốc VCCI chi nhánh TP HCM cho biết, hiện nay các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm hơn đến những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Chính vì vậy, ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng Thư ký VIAC, Phó Giám đốc Thường trực VMC cho biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, có tính thân thiện với các bên tranh chấp và đặc biệt là khả năng thi hành hiệu quả.

Yếu tố không thể thiếu trong quá trình giải quyết tranh chấp

Có hai loại thỏa thuận trọng tài cơ bản, gồm: điều khoản trọng tài và thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh bằng trọng tài. Một điều khoản trọng tài hướng đến tương lai, trong khi một thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh bằng trọng tài lại nhìn về quá khứ. Loại thỏa thuận thứ nhất là loại thông dụng nhất, thường được bao gồm trong thỏa thuận chính giữa các bên và là thỏa thuận sẽ đưa một tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai ra trọng tài. Loại thỏa thuận thứ hai là đưa một tranh chấp đang tồn tại ra trọng tài.