Chiều ngày 27/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

ông Doãn Thế Nề, Tổng Thư ký Hiệp hội hàng không Việt Nam.

Ông Bùi Doãn Nề, Tổng Thư ký Hiệp hội hàng không Việt Nam.

Tại Diễn đàn, ông Bùi Doãn Nề, Tổng Thư ký Hiệp hội hàng không Việt Nam nhấn mạnh: Sau đại dịch, các doanh nghiệp hàng không tổn thất  về thị trường do giãn cách kéo dài, dừng hoạt động lao động mất việc làm, đứt gãy thị trường cung ứng; không có doanh thu, mất cân đối dòng tiền, tăng lỗ,...  Trong khi đó, những  chính sách hỗ trợ với các doanh nghiệp vận tải hàng không vừa qua lại luôn gắn với hoạt động bay.

Do vậy, việc dừng bay kéo dài trong nhiều tháng liền, có tháng tới 80-90% máy bay nằm chờ tại sân bay, nên dù Chính phủ có những chính sách hỗ trợ nhưng khoản hỗ trợ từ các chính sách mà các doanh nghiệp hàng không nhận được thực tế là không nhiều.

Ngay giai đoạn đầu khôi phục thị trường (dự kiến bắt đầu từ đầu năm 2022), các doanh nghiệp hàng không cũng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả kéo dài dãn cách, chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa thể nhanh chóng khôi phục, các khoản nợ phải trả đã dồn lại phải thanh toán lớn, tâm lý e ngại của khách hàng không thể nhanh chóng khắc phục, nhiều địa phương còn rất thận trọng trong việc mở cửa cho hệ thống giao thông, trong đó có giao thông hàng không.

Giải pháp kích cầu thường được triển khai nhưng lại dẫn tới hậu quả là làm phát sinh thêm chi phí cho các doanh nghiệp, khiến họ chưa có lãi, thậm chí còn phải tiếp tục chịu lỗ.

Để gỡ khó cho ngành hàng không, ông Nề đề xuất, trước hết, Nhà nước cần xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đây là căn cứ quan trọng nhất để các ngành kinh tế, trong đó có ngành giao thông, đặc biệt là ngành hàng không có phương án và kế hoạch cụ thể về phục hồi, phát triển các hoạt động của mình.

Cùng với đó, khôi phục thị trường vận chuyển hành khách, trong đó có thị trường vận chuyển  hàng không; sớm có chính sách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương phù hợp linh hoạt và thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời thích ứng an toàn trong bối cảnh mới.

Diễn đàn Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp.

Diễn đàn "Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh" thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Tiếp đó, ông Nề kiến nghị công nhận hộ chiếu vaccine, khôi phục bay thương mại quốc tế, phát triển du lịch. Nhà nước cần có hỗ trợ về chính sách kích cầu. Đặc biệt, các địa phương quan tâm và hỗ trợ bằng cách mở cửa một cách thuận lợi hơn.

Nhà nước cần điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch một cách có trọng điểm, tập trung và khép kín đồng bộ ở các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch, tạo các vùng an toàn thu hút khách du lịch, tăng kiểm soát bằng công nghệ.

Nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa việc đàm phán với các nước để công nhận chứng nhận tiêm phòng dịch lẫn nhau để chuẩn bị mở cửa thị trường bay quốc tế; hạn chế và bỏ rào cản đối với hành khách khi đi máy bay.

Như vậy mới có khách, đảm bảo bay khôi phục, dần tăng tần xuất và có cơ sở đạt hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung, trong đó có ngành hàng không Việt Nam”, ông Nề nhấn mạnh.

Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nên xem xét, kéo dài đến hết năm 2022, thậm chí đến hết năm 2023. Đối với các doanh nghiệp hàng không, hướng ưu tiên phải là tiếp tục tiết kiệm chi phí. Đối với Nhà nước, cần hỗ trợ bằng cách tiếp tục giảm phí, lệ phí cho các doanh nghiệp, điều chỉnh mức và kéo dài thời gian hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong đó có việc điều chỉnh giảm 70% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; thời gian cắt giảm phí lệ phí nên kéo dài đến hết năm 2022. 

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp để họ cải thiện dòng tiền và có vốn hoạt động và hỗ trợ các chương trình đầu tư cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là tạo điều kiện cho vay ngắn hạn với lãi xuất ưu đãi cho các hãng hàng không trong nước nhằm giảm chi phí vốn”, Tổng thư ký Hiệp hội Hàng không Việt Nam kiến nghị.