Thương mại gắn với đa dạng sinh học (BioTrade) là một khái niệm do Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD) xây dựng và phát triển từ năm 1996. BioTrade được định nghĩa là “các hoạt động thu hái, sản xuất và kinh doanh buôn bán hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ đa dạng sinh học tự nhiên, theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế”.

Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm tự nhiên do Cục

Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm tự nhiên vừa được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức.

Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm và Bao bì Vĩnh Phúc (Vipagro) là một trong ít doanh nghiệp có quy mô không thật lớn nhưng lại có sản phẩm xuất khẩu đều đặn và chắc chân tại thị trường EU từ gần chục năm nay.

Bí quyết để chinh phục thị trường siêu khó về tiêu chuẩn nông sản này không chỉ là chất lượng, mà cao hơn thế, doanh nghiệp chứng minh được với khách hàng là quá trình sản xuất ra sản phẩm của họ mang lại nhiều giá trị cho xã hội và bảo vệ môi trường.

Nhờ cách đi đầy toan tính về chiến lược định vị sản phẩm, cách tiếp cận thị trường từ sớm, Vipagro xuất khẩu gia vị, thảo dược và trà, với các sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ EU, Canada và Mỹ và hiện là một trong 10 công ty xuất khẩu chè lớn nhất Việt Nam, đã xuất khẩu hơn 2.000 tấn chè và gia vị tính từ năm 2012.

Vipagro chỉ là một trong hàng chục doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đưa nông sản tiếp cận được khách hàng EU nhờ vào sự tư vấn và hỗ trợ của Dự án Biotrade EU từ năm 2014. Những doanh nghiệp khác cũng đang thực hiện Biotrade có thể kế đến như Cty CP dược Lâm Đồng, Cty CP sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam, Cty CP Hagimex, Cty CP Visimex… 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, ngành nông nghiệp và công nghiệp nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi ấn tượng. Trong những năm tới đây Việt Nam trở thành nguồn cung nguyên liệu thực phẩm và dược phẩm tự nhiên quan trọng hàng đầu cho thị trường thế giới.

“Với khả năng kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước vẫn có thể duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa ổn định cho thị trường trong nước và quốc tế. Có thể thấy, Việt Nam là sự lựa chọn lý tưởng trong cung cấp nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm tự nhiên phong phú với chất lượng đảm bảo phù hợp với nhiều phân khúc tiêu thụ khác nhau”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Đồng tình, ông Michael DC Choi, Trưởng bộ phận Tư vấn thị trường Hàn Quốc tại Cục Xúc tiến thương mại cũng cho biết, đang tiếp tục tiếp cận nguồn cung để mở rộng thị trường cho các sản phẩm này.

Việt Nam có 90 triệu dân tham dự vào lĩnh vực nông nghiệp với lợi thế ở nhiều mặt hàng nông nghiệp khác nhau. Việt Nam là nước top đầu về các sản phẩm nông sản như hạt tiêu...do đó, cần tăng cường hoạt động cung cấp nguồn nguyên liệu thực phẩm và dược phẩm thiên nhiên.

Chia sẻ về tiềm năng cung ứng sản phẩm xuất xứ nguyên liệu tự nhiên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, ông Nguyễn Đình Tuấn , Giám đốc Dự án BioTrade Việt nam do Liên minh Châu Âu tài trợ đánh giá: Việt Nam có 35% diện tích đất phục vụ cho mục đích đất nông nghiệp, 47% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, có hơn 10.000 nhóm loài bao gồm cả động thực vật trong đó có hơn 5.000 loài có thể dùng làm nguyên liệu thực phẩm dược phẩm tự nhiên. 

Tuy nhiên, trong thực tế, Dự án BioTrade mới tìm kiếm được vài trăm loại nguyên liệu tự nhiên, điều đó có thể khẳng định tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu ở Việt Nam còn rất lớn.

Cùng với đó, nhiều loài dược liệu quý hiếm của Việt Nam đang xuất khẩu không kiểm soát qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Hoạt động khai thác nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam hiện đang phát triển một cách tự phát. Còn có một số vấn đề khó khăn là trình độ công nghệ chưa cao, phần lớn ở quy mô nhỏ lẻ nên chưa tạo được thành một ngành nguyên liệu, và nước ta chưa phát huy được thế mạnh về tài nguyên đa dạng sinh học.

Do đó, chuyên gia nhấn mạnh, cần đẩy nhanh các sản phẩm nông sản, dược phẩm đảm bảo nguồn gốc từ đa dạng sinh học tự nhiên, theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế

Có thể nói, với riêng nông sản, “bức tường” lớn nhất vào các thị trường lớn chính là rào cản kỹ thuật về kiểm dịch động thực vật, như chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm, thủy sản nhiễm chất cấm nghiêm trọng, hạnh nhân chứa chất aflatoxin vượt mức….