Đà Nẵng hiện nay được xem là tâm dịch và có nhiều ca bệnh đã đi vào cộng đồng, các trường hợp tiếp xúc gần trước khi phát hiện bệnh cũng đã đi nhiều nơi, gặp nhiều người nên chưa thể khẳng định rằng chúng ta đã khoanh vùng được dịch.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đến khi phát hiện ca cuối cùng dương tính SARS-CoV-2 thì phải cộng thêm 28 ngày mới được gỡ cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng nghĩa với việc nếu như ca bệnh cứ tăng lên thì thời gian cách ly xã hội vẫn còn được gia hạn.

Việc tản bộ, hóng gió không được xem là cấp thiết ngay lúc này, xin hãy ở nhà.

Việc tản bộ, hóng gió không được xem là cấp thiết ngay lúc này, xin hãy ở nhà.

Bùng phát dịch giai đoạn 2 lại diễn biến tại một địa điểm không ai mong muốn, đó là bệnh viện. Đây là nơi tập trung nhiều người ra vào, lượng người thăm khám hàng ngày lên đến con số nghìn người. Và những người mắc COVID-19 tại đây đều là các bệnh nhân có tiền sử bệnh nặng. Và COVID-19 ngấm vào đã khiến cho “giọt nước tràn ly”, mặc dù các bác sỹ đã tận tâm cứu chữa nhưng hơn 20 bệnh nhân đã không qua khỏi.

Có thể thấy rằng COVID-19 thật sự nguy hiểm, nó chính là tác nhân khiến bệnh tình diễn tiến nhanh và nặng hơn. Nó có thể làm cho một người hôm nay còn tỉnh táo những vài hôm sau đã phải chia ly với đời. Những người trẻ có thể có sức đề kháng tốt, vượt qua được bệnht tật nhưng hãy nghĩ đến dịch bệnh sẽ làm tổn thương cơ thể của bạn, mang nhiều hệ lụy sức khỏe cho ngày sau.

Trong thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng của Đà Nẵng đã căng mình ra quân, lập các chốt để tuyên truyền, nhắc nhở người dân hạn chế ra đường nhưng vẫn chưa được hiệu quả. Vẫn còn tình trạng người dân vẫn ra được khi không cần thiết, tập trung số lượng đông tại khu vực công cộng và dường như người dân cố tình không chấp hành.

Mặc dù nhiều địa phương đã áp dụng việc xử phạt hành chính tuy nhiên việc này vẫn không thể răn đe, nhiều người vẫn cố tình vi phạm. Một số người vẫn cố tình “bỏ lơ” những lời tuyên truyền của chính quyền địa phương vượt chốt, ra đường chỉ với lý do ở nhà quá bí bách.

Liệu rằng việc hóng mát, dạo phố có thật sự cấp thiết trong thời gian này? Hay chăng chúng ta chỉ thực hiện “cách ly xã giờ hành chính”? Ngoài giờ thì nên ra ngoài cho thư thả và tập thể dục để nâng cao sức khỏe, có như thế mới tăng được sức đề kháng và hệ miễn dịch? Nhỡ đâu lại tiếp xúc với người đã có vi rút trong người?

Những dòng khuyến cáo, những tin nhắn trên các phương tiện truyền thông của Bộ Y tế cho thấy được tình hình dịch bệnh đang phức tạp qua từng ngày. Chúng ta sẽ không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa khi liên tục phát hiện nhiều ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như tại các địa phương khác. Và Bộ Y tế cũng đã phải nâng mức độ cảnh báo lên cao hơn, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết. Vậy tại sao chúng ta không thực hiện nghiêm túc?

Hãy nhìn cách Bộ Y tế cử những đội quân tinh nhuệ nhất vào chi viện cho Đà Nẵng cùng các tỉnh bạn. Hãy nhìn những hình ảnh những con người kiên cường tiến vào “tâm bão” chỉ với một châm ngôn duy nhất “Hết dịch tôi mới về”. Họ cũng như ta, nhưng họ mang sứ mệnh “chiến đấu” vì cả một cộng đồng. Và họ rất cần sự hợp tác, ủng hộ từ cộng đồng, từ chính những con người đang ở tâm dịch để cùng hợp sức đánh tan COVID-19.

Hãy nghĩ đến việc lực lượng y tế của thành phố đang “oằn mình” làm việc liên tục với một cường độ quá căng thẳng trong 20 ngày qua. Nếu như cường độ như thế này cứ lặp đi lặp lại, liệu họ có còn đủ sức để gồng gánh hay không? Hay nguồn lực y tế sẽ kiệt sức? Đó là điều không ai mong muốn bởi hậu quả nặng nề là điều phải đối diện. Thiếu đi nguồn lực chăm sóc cho bệnh nhân, thiếu nguồn lực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 là một điều cực kỳ tồi tệ trong bối cảnh hiện nay.

Hãy hợp tác vì nhau, để những

Hãy hợp tác vì nhau, để những "người lính" ấy sớm được về nhà.

Chúng ta chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị trong giai đoạn hiện tại. Việc có thể làm trong lúc này chính là sự hợp tác của cả một cộng cồng, sự chung sức của cả tập thể mới có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Chỉ có kịp thời phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng thì mới có thể mau chóng dập dịch. Chỉ có thực hiện nghiêm các chỉ đạo của thành phố thì mới có thể “sống chung an toàn với dịch”, sau đó mới tính đến chuyển đẩy lùi dịch bệnh.

Việt Nam hiện đã ghi nhân 930 trường hợp mắc COVID-19. Và hằng ngày đều ghi nhận hàng chục ca bệnh mới. Kể từ khi dịch bùng phát trở lại (25/7), chưa ngày nào không nhân những thông báo mới về việc khi nhận các ca bệnh. Dẫu chăng chỉ là được vài buổi sáng, đến chiều thì những con số ấy lại tăng lên.

Hơn bao giờ hết, không ai mong muốn chào đón sự trở lại của COVID-19 nhưng “hắn” vẫn trở lại. Đó là một điều tồi tệ!

Vậy nên, chỉ mong người dân hãy thực hiện tốt việc tự cách ly tại nhà, hãy tiếp tục cách ly và cách ly. Chỉ có như vậy mới giúp công tác chống dịch của thành phố triển khai thực sự hiệu quả, là động lực để nơi đầu sóng “chiến đấu” và cũng là niềm an ủi đối với những “người lính” hiên ngang nơi “chiến trường” ấy.

Vẫn chưa thể lường trước được mức độ diễn biến của dịch trong thời gian tới sẽ phức tạo như thế nào. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng “cuộc chiến” sẽ còn kéo dài và chúng ta không thể chủ quan dẫu những kết quả ban đầu cho thấy tín hiệu khả quan.

Chỉ mong người dân hãy ở nhà, hãy hợp tác, hợp tác và hợp tác. Hợp tác cho sự an toàn của chúng ta, cho cộng đồng, cho những người đang căng mình chiến đấu. Hãy hợp tác, để họ được về với gia đình!