>> Gói kích thích kinh tế: Tốc độ phải quan trọng hơn quy mô

Trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ về câu hỏi về quy mô và thời gian của chương trình phục hồi kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết Chính phủ dự kiến trình ra Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2021.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết Chính phủ dự kiến trình ra Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2021.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết Chính phủ dự kiến trình chương trình hồi phục kinh tế mới ra Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2021.

Với nội dung của chương trình phục hồi, ông cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng, thường trực Chính phủ, Chính phủ nhiều vòng.

“Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh vai trò của chương trình. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã trả lời một số nội dung sơ bộ về chương trình phục hồi kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Về mặt nội dung, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết 5 nhóm giải pháp chủ yếu: Y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích đầu tư công, cải cách hành chính.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, các giải pháp đã cơ bản bao quát hết lĩnh vực cần phải được hỗ trợ, cũng như các mấu chốt của nền kinh tế, hướng tới phục hồi nhanh, hướng tới phát triển. "Thời gian dự kiến áp dụng chương trình là khoảng 2 năm, tập trung chủ yếu vào năm 2022 và 2023", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh tùy tình hình cụ thể diễn biến dịch bệnh và yêu cầu đặt ra của một số giải pháp mà có thể phải kéo dài thêm. Ví như các dự án đầu tư công, quy mô lớn, đây là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn, phải thực hiện trong thời gian dài.

Về quy mô đủ lớn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết chưa thể tiết lộ chi tiết. Tuy nhiên, ông cho biết Chính phủ sẽ huy động các quỹ ngoài ngân sách, tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công.

>> Gói kích thích kinh tế: Tốc độ phải quan trọng hơn quy mô

>> Doanh nghiệp mong chờ gói hỗ trợ đủ "kích thích"

Trước đó, từng trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết 5 giải pháp, thứ nhất là nhóm chính sách về phòng, chống dịch COVID-19 với nội dung chính là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả theo Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Về ngắn hạn, ông Phương cho biết các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện loạt giải pháp về tiêm chủng vaccine, xét nghiệm, điều trị. “Tất cả đều cần kinh phí và sẽ được thể hiện trong chính sách về tài khoá - tiền tệ”, ông Phương nói.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết 5 nhóm giải pháp chủ yếu: Y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích đầu tư công, cải cách hành chính.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết 5 nhóm giải pháp chủ yếu của gói kích thích gồm: Y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích đầu tư công, cải cách hành chính.

Về dài hạn, Chính phủ sẽ tập trung phải nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở. Cụ thể, mạng lưới y tế cơ sở sẽ hướng tới mục tiêu nâng cao năng phát hiện người nhiễm bệnh và ứng xử ban đầu với bệnh nhân. Còn các cơ sở y tế tuyến trên sẽ tập trung điều trị các bệnh nhân nặng để giảm tối đa số tử vong do COVID-19.

Thứ hai là nhóm chính sách an sinh xã hội. Quan điểm chính của nhóm giải pháp này cũng liên quan đến quan điểm tổng thể của Đề án phục hồi kinh tế

Theo đó, thực hiện nhóm giải pháp này, nhiều nhóm đối tượng bị ảnh hưởng được nghiên cứu và mở rộng thêm. Trong đó có đề cập đến các đối tượng như công nhân trong khu công nghiệp để lôi kéo, giữ chân, hấp dẫn công nhân quay trở lại làm việc.

Đồng thời, tạo điều kiện cho những lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có điều kiện ăn ở, sinh hoạt đảm bảo cuộc sống lâu dài. Đáng chú ý, trong nhóm giải pháp thứ hai này cũng có các giải pháp về tiền tệ là cho vay ưu đãi đối với các đối tượng, trong đó tập trung thêm vào nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học…

Để thực hiện chính sách này, ông Phương cho biết sẽ xây dựng cơ chế phát triển, quản lý, vận hành, bán hoặc cho thuê nhà ở với giá ưu đãi. Đồng thời, bố trí nguồn tài chính hỗ trợ hai đầu cho người mua nhà và đơn vị đầu tư, xây dựng.

Thứ ba là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Chính sách này sẽ tập trung vào các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí.

Theo đó, các chính sách liên quan đã thực hiện trong thời gian vừa qua sẽ được rà soát để tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, các chính chính sách tiền tệ như cho vay ưu đãi thông qua công cụ hỗ trợ lãi suất cũng được triển khai để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Thứ tư là chính sách về kích cầu đầu tư công. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính sách này có ý nghĩa "kép", vừa kích thích chi tiêu đầu tư công tức thời trong gian đoạn ngắn để kích thích tăng trưởng, vừa có ý nghĩa lâu dài tạo ra các kết cấu hạ tầng hiệu quả cho nền kinh tế.

Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung phát triển các hạ tầng lớn có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, hoàn thành xây dựng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2.

Ông Phương đánh giá, giải pháp về đầu tư công là giải pháp khó, đây là vấn đề cả trong ngắn và dài hạn. Để thực hiện trong thời gian ngắn, công tác chuẩn bị phải rất tốt, dự án phải sẵn có, năng lực của nhà thầu thực hiện phải tốt, nhưng trên thực tế khi chuẩn bị dự án có rất nhiều thủ tục cần nhiều thời gian.

Còn đối với năng lực nhà thầu, hiện nay giá cả nguyên liệu đầu vào cho đầu tư công đang ở mức cao, không phải nhà thầu nào cũng chịu được sức ép này.

Thứ năm là chính sách về quản lý điều hành để bảo đảm cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát và rủi ro. Theo Thứ trưởng Phương, trong nội hàm của giải pháp có một nhiệm vụ đòi hỏi sự đồng thuận cao của các bộ, ngành đó là giải pháp về cải cách hành chính.

Cụ thể, trong đầu tư thì có đầu tư công và đầu tư ngoài nhà nước. Trong đó, tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước chiếm phần lớn, khoảng hơn 70%. Để khuyến khích được đầu tư ngoài nhà nước thì cải cách thủ tục hành chính là rất quan trọng. “Nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài sẽ cảm thấy ngại và từ chối đầu tư, huỷ dự án vì có quá nhiều thủ thủ tục. Để thay đổi việc này cần quyết tâm thay đổi rất lớn của các bộ, ngành”, ông Phương cho biết