>>>Grab mất ngôi đầu, thua GoTo 13 tỷ đô vốn hóa

Mới đây, công ty công nghệ lớn nhất Indonesia cho biết họ đã sa thải 1.300 công nhân, tương đương 12% lực lượng lao động, tham gia vào làn sóng các công ty công nghệ cắt giảm sau nhiều năm tuyển dụng nhanh chóng do triển vọng kinh tế toàn cầu không chắc chắn.

GoTo, công ty mẹ của ứng dụng gọi xe Gojek đã cắt giảm 12% lực lượng lao động.

GoTo, công ty mẹ của ứng dụng gọi xe Gojek đã cắt giảm 12% lực lượng lao động.

“Các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu đầy thách thức đang có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới và GoTo cũng không thể khác, chúng tôi giống như các công ty thận trọng khác, đang thực hiện các điều chỉnh để đảm bảo có thể vượt qua con đường không chắc chắn phía trước”, công ty cho biết trong một tuyên bố.

Bên cạnh đó, GoTo cũng cho biết, họ đã tiết kiệm được khoảng 800 tỷ rupiah (51 triệu USD) chi phí trong nửa đầu năm nay thông qua các biện pháp hiệu quả trong công nghệ, tiếp thị và thuê ngoài.

“Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định rằng phải thực hiện các biện pháp tiếp theo để đảm bảo công ty được trang bị để vượt qua những thách thức phía trước”, công ty lý giải về việc họ thực hiện chính sách cắt giảm việc làm.

Đang có một làn sóng sa thải nhân viên của các công ty công nghệ toàn cầu.

Đang có một làn sóng sa thải nhân viên của các công ty công nghệ toàn cầu.

Ngoài ra, GoTo cho biết thêm trong một thông cáo báo chí rằng, những nhân viên bị ảnh hưởng sẽ nhận được ít nhất một tháng lương bổ sung ngoài những gì theo luật định và thông báo đầy đủ thay thế. Họ cũng sẽ được giữ máy tính xách tay của mình, truy cập các tài nguyên đào tạo trực tuyến và có thể được thêm vào danh mục cựu nhân viên của GoTo, qua đó nhân viên sẽ được giới thiệu vào mạng lưới kinh doanh của GoTo.

Tư vấn tâm lý, tài chính và nghề nghiệp sẽ được cung cấp cho những người cần đến tháng 5 năm 2023. Ít nhất điều đó cũng an ủi phần nào những người vừa là nạn nhân của làn sóng sa thải nhân viên công nghệ trên toàn thế giới.

>>>GoTo IPO: Thành công tạo động lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

>>>Startup công nghệ GoTo huy động hơn 1,3 tỷ USD trước thềm IPO

Vì đâu nên nỗi?

Theo hãng tin Bloomberg, giống như hầu hết các công ty công nghệ trên toàn cầu, GoTo cũng đang gặp những thách thức từ việc cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ, cùng với đó là sự suy thoái kinh tế trầm trọng, trong khi các nhà đầu tư thì nhìn “chằm chằm” vào lợi nhuận.

GoTo đang phải

GoTo đang phải "thắt lưng buộc bụng" để cắt giảm chi phí.

Việc hàng loạt những dự báo về những khó khăn của nền kinh tế gần đây đã khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, và những doanh nghiệp như GoTo rơi vào tình trạng “thắt lưng buộc bụng”, sa thải nhân viên, tiết giảm chi phí nhằm cắt lỗ để chiều lòng các nhà đầu tư.

Thế giới gần đây đã chứng kiến hàng loạt các “ông lớn” công nghệ sa thải hàng loạt nhân viên như Amazon, Meta, Google, Twitter hay thậm chí là cả Microsoft, công ty luôn có doanh thu và lợi nhuận ổn định trong nhiều năm qua.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, không riêng gì GoTo mà cả SEA, công ty công nghệ lớn nhất khu vực cũng đã phải sa thải 7.000 nhân viên trong vòng 6 tháng qua. Hiện Goto và những công ty công nghệ lớn như SEA hay là đối thủ “không đội trời chung” của GoTo là Grab đều đang cố gắng cắt giảm chi phí sau nhiều năm “đốt tiền” mở rộng kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần khiến những khoản lỗ ngày càng không thể chấp nhận được với các nhà đầu tư.

Theo báo cáo chính thức của GoTo, mức doanh thu thuần sau khi đã trừ các chi phí chiết khấu cho tài xế, đối tác thương mại hay khuyến mãi cho người dùng của công ty đã tăng 3 lần lên hơn 294 triệu USD. Đây là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu về dịch vụ trực tuyến, dịch vụ vận tải và thương mại điện tử vẫn tăng nhanh ở Indonesia bất chấp tình hình lạm phát.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy mức lỗ chưa trừ lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) của công ty công nghệ với hai trụ cột chính là thương mại điện tử và dịch vụ vận tải trong quý III đã giảm xuống còn 235 triệu USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Rõ ràng, lãi vẫn chưa thấy đâu!

Bên cạnh đó, việc Tập đoàn GoTo vốn dĩ được hình thành sau đợt sáp nhập của Gojek và Tokopedia vào năm ngoái, nhưng với tình hình kinh doanh bết bát, cổ phiếu của tập đoàn này mất tới 38% giá trị kể từ khi phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) vào đầu năm nay. Điều này lại càng làm các nhà đầu tư sốt ruột.

Mặc dù GoTo đã trấn an các nhà đầu tư rằng chỉ số lãi góp (Contribution Margin), thước đo lợi nhuận mà công ty áp dụng không bao gồm một số khoản như chi phí bán hàng hay marketing, đã có tăng trưởng dương trong tháng 9/2022, sớm hơn so với dự kiến. Ngoài ra, họ cũng tin sẽ có lợi nhuận bắt đầu từ quý I/2024.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, có vẻ đó chỉ là những động thái xoa dịu với các nhà đầu tư mà thôi…