Nhiều năm nay, cam Khe Mây được xem đặc sản cây ăn quả của Hương Khê và là giống cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân xã Hương Đô.

Nhiều năm nay, cam Khe Mây được xem đặc sản cây ăn quả của Hương Khê và là giống cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân xã Hương Đô.

Thời điểm này, cam Khe Mây đang rộ vụ thu hoạch với những vườn cam trải dài trên lưng đồi Khe Mây. Các nhà vườn phấn khởi bởi cam được thương lái thu mua tận vườn hoặc khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua.

Thời điểm này, tại xã Hương Đô, nơi được xem là "thủ phủ" cam Khe Mây đang rộ vụ thu hoạch với những vườn cam trải dài trên lưng đồi. Các nhà vườn phấn khởi bởi cam được thương lái thu mua tận vườn hoặc khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua.

Anh Đinh Văn Quyết, một trong những người dân đầu tiên lên vùng kinh tế mới Khe Mây lập nghiệp cho biết gia đình anh có khoảng 2ha cam. Năm nay cho thu hoạch gần 1.000 gốc. Trung bình mỗi năm, loại cam đặc sản này cho gia đình anh thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng.

Anh Đinh Văn Quyết, một trong những người dân đầu tiên lên vùng kinh tế mới Khe Mây lập nghiệp cho biết, gia đình anh có khoảng 2ha cam với khoảng 1.000 gốc đang vào cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm, loại cam đặc sản này cho gia đình anh thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng.

“Việc chăm cây cam không tốn nhiều chi phí nhưng phải cẩn thận, tỉ mẩn. Từng quả cam được bọc trong bao giấy màu trắng để tránh côn trùng phá hoại. Quả nào bị thối hoặc vỏ cam phải được dọn sạch, không được vứt dưới gốc cây bởi dễ gây hiện tượng nấm và dẫn dụ côn trùng vào vườn”, bà Cúc chia sẻ.

“Việc chăm cây cam không tốn nhiều chi phí nhưng phải cẩn thận, tỉ mẩn. Từng quả cam được bọc trong bao giấy màu trắng để tránh côn trùng phá hoại. Quả nào bị thối hoặc vỏ cam phải được dọn sạch, không được vứt dưới gốc cây bởi dễ gây hiện tượng nấm và dẫn dụ côn trùng vào vườn”, anh Quyết chia sẻ.

Theo chị Trần Thị Cúc (vợ anh Quyết), để cây cam phát triển tốt, sai quả cần trồng có độ thoáng. Mỗi gốc cam chăm sóc tốt đến năm thứ 3 bắt đầu cho quả bói, năm thứ 4, 5 bắt đầu cho thu hoạch.

Theo chị Trần Thị Cúc (vợ anh Quyết), để cây cam phát triển tốt, sai quả cần trồng có độ thoáng. Mỗi gốc cam chăm sóc tốt đến năm thứ 3 bắt đầu cho quả bói, năm thứ 4, 5 bắt đầu cho thu hoạch.

Thời điểm này, giá cam Khe Mây đang giao động từ 50 – 80.000 đồng/kg. Tuy nhiên trên thị trường hiện có nhiều loại cam mang “mác” Khe Mây nhưng được bán với giá thấp hơn rất nhiều.

Thời điểm này, giá cam Khe Mây đang giao động từ 50 – 80.000 đồng/kg. Tuy nhiên trên thị trường hiện có nhiều loại cam mang “mác” Khe Mây nhưng được bán với giá thấp hơn rất nhiều.

Cam sạch, chất lượng nên thương lái thường đến mua ngay tại vườn hoặc đặt hàng qua mạng xã hội Facebook, qua điện thoại. Không chỉ khách hàng trong tỉnh và các tỉnh khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… cũng biết đến mua ăn và làm quà biếu.

Cam sạch, chất lượng nên thương lái thường đến mua ngay tại vườn hoặc đặt hàng qua mạng xã hội Facebook, qua điện thoại. Không chỉ khách hàng trong tỉnh và các tỉnh khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… cũng biết đến mua ăn và làm quà biếu.

Theo thống kê, xã Hương Đô hiện có khoảng gần 400ha diện tích trồng cam, chủ yếu các loại cam chanh, cam sành, cam bù…

Theo thống kê, xã Hương Đô hiện có khoảng gần 400ha diện tích trồng cam, chủ yếu các loại cam chanh, cam sành, cam bù…

Ước tính mỗi ha cam cho năng suất gần 10 tấn/ha. Hộ trồng cam ít nhất khoảng 3 sào và hộ nhiều nhất khoảng 6ha, thu nhập bình quân từ trồng cam dao động 100 triệu đến nhiều tỷ đồng/hộ/vụ.

Năm 2019, cam Khe Mây được cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu cam Khe Mây góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng xây dựng, bảo vệ sản phẩm đặc sản của quê hương.

Năm 2019, cam Khe Mây được cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu cam Khe Mây góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng xây dựng, bảo vệ sản phẩm đặc sản của quê hương.

Năm 2019, cam Khe Mây được cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu cam Khe Mây góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng xây dựng, bảo vệ sản phẩm đặc sản của quê hương.

 Tâm Đan