>> Vì sao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh thấp nhất trong vòng 5 năm?

 Tình trạng bồi lắng nghiêm trọng khiến số lượng tàu, thuyền ra vào các cảng cá giảm từ 30-50% so với trước đây. Cảng cá Xuân Hội cũng đang đối mặt với tình trạng bồi lắng nghiêm trọng.

Tình trạng bồi lắng nghiêm trọng khiến số lượng tàu, thuyền ra vào các cảng cá giảm từ 30-50% so với trước đây. Cảng cá Xuân Hội cũng đang đối mặt với tình trạng bồi lắng nghiêm trọng.

Theo ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, tình trạng bồi lắng luồng lạch không chỉ diễn ra ở tất cả các cảng cá tại Hà Tĩnh như: Xuân Hội (Nghi Xuân), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) và Cửa Khẩu (Kỳ Anh). Đây là nguyên nhân chính khiến số lượng tàu, thuyền ra vào các cảng cá giảm từ 30-50% so với trước đây.

Tàu thuyền mắc cạn

Sau chuyến ra khơi dài ngày, anh Nguyễn Văn Hà (42 tuổi, Nghệ An) thuyền phó của tàu cá công suất 250 CV cập cảng Cửa Sót để neo đậu tàu và bán hải sản. Tuy nhiên, khi vào cách bờ 2-3km, anh phải thuê thuyền nhỏ ra “tăng bo” hải sản vào bờ. “Lần nào cập cảng Cửa Sót cũng phải “tăng bo” hải sản vào bờ và chờ thuỷ triều lên xuống rất mất thời gian lại tốn kém.

Một số tàu mắc cạn đã bị hỏng chân vịt. Khi vào được cảng, muốn ra khơi lại phải đợi con nước lên, có khi cả tuần thủy triều mới đạt đỉnh. Vào thời điểm chính vụ cá mà tàu nằm bờ ngày nào là thiệt hại ngày đó”, anh Hà than thở.

Không chỉ những tàu công suất lớn gặp khó mà cả những tàu công suất dưới 200CV khi ra vào cảng cũng gặp không ít khó khăn. Sau nhiều lần bị mắc cạn, ông Nguyễn Văn Thích, chủ tàu cá 90CV không khỏi chán nản: “Hiện nay luồng lạch ở cảng Cửa Sót bị bồi lắng nặng nề nên tàu thuyền ra vào rất khó khăn. Trước đây cũng có dự án nạo vét rồi nhưng mà xong dự án thì cát bồi lắng trở lại ngay sau đó chỉ một năm. Phải nạo vét thường xuyên may ra mới chống lại được tốc độ bồi lắng tại cảng này”.

>> Rác thải bủa vây biển Hà Tĩnh

>> Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hà Tĩnh cần xác định rõ những tiềm năng khác biệt để phát triển bền vững

Vừa qua, tại cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Lộc Hà, nhiều cử tri là dân vùng biển Lộc Hà đã phản ánh tình trạng bồi lấp ở cảng cá Cửa Sót. Trước đây, cảng này đã được đầu tư 140 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước để nạo vét luồng lạch nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị bồi lắng trở lại.

Xã hội hoá việc nạo vét

Do vậy, cử tri kiến nghị tỉnh cho thực hiện hoạt động nạo vét luồng lạch ở bằng xã hội hóa để thực hiện được thường xuyên vừa tránh không phải dùng ngân sách nhà nước, vừa đạt hiệu quả trong lâu dài.

Theo ông Lê Tiến Hải, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Thạch Kim thì việc thực hiện nạo vét thường xuyên bằng hình thức xã hội hóa, nguồn cát nạo vét được sau khi bán đi sẽ nộp thuế cho nhà nước. Như vậy lợi đôi, ba đường vì tàu thuyền không mắc cạn mà lại không tốn ngân sách nhà nước nạo vét bởi khu vực cảng này tình trạng bồi lắng diễn ra rất nhanh.

Ông Lê Đức Nhân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh xác nhận, hiện tình trạng bồi lắng tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu, thuyền trên địa bàn, nhất là tại Cửa Sót và cảng cá Xuân Hội diễn ra khá trầm trọng. “Do nguồn ngân sách hạn hẹp, ngành đã chỉ đạo Ban quản lý cảng cá Hà Tĩnh lập dự án theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, do các sở, ngành chuyên môn chưa thống nhất được quan điểm nên việc triển khai dự án nạo vét theo hình thức xã hội hóa đang bị ngưng trệ.

Còn đại diện Ban quản lý Cảng cá Hà Tĩnh cũng cho rằng, lượng cát bồi lấp hàng năm tại cửa sông, cửa biển rất lớn, kinh phí nạo vét thường xuyên từ Nhà nước không đủ để thực hiện. Vì vậy, cần có quy định xã hội hóa thì các tuyến cảng mới được nạo vét khơi thông, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn cát để phục vụ các công trình, dự án trên địa bàn.

“Việc xã hội hóa cải tạo, nạo vét luồng các cảng cá là hoàn toàn khả thi vì nhu cầu cát, bùn để phục vụ xây dựng, san lấp mặt bằng ở Hà Tĩnh đang rất lớn. Thời gian qua, có một số doanh nghiệp đến tìm hiểu và xác định sẽ đầu tư thực hiện nếu được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách”, ông Sơn nói.