Tổng số cổ phần chuyển đổi lên đến 586,6 triệu đơn vị tương ứng tổng giá trị tính theo mệnh giá gần 5.866 tỷ đồng.

Trụ Sở CTCP Hoàng Anh Gia Lai.

Trụ sở CTCP Hoàng Anh Gia Lai.

Tổng giám đốc HAGL Võ Trường Sơn toàn quyền thực hiện việc ký kết các hợp đồng, văn bản, tài liệu, chứng từ liên quan đến giao dịch chuyển đổi khoản phải thu thành cổ phần.

Chăn nuôi Gia Lai được thành lập năm 2014 với ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ trồng trọt (hồ tiêu), dịch vụ chăn nuôi, chế biến bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trâu bò dê cừu và các sản phẩm kèm theo...

Trong công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất vào ngày tháng 6/2020, công ty này đã sung thêm ngành nghề chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn. Sau khi đi vào hoạt động, Chăn nuôi Gia Lai nhanh chóng trở thành “con nợ” lớn của HAGL.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên 2020, số tiền HAGL “đọng” tại công ty chăn nuôi này thời điểm 30/6 đã lên đến hơn 6.000 tỷ đồng.

Trong đó, phải thu về cho vay ngắn hạn 1.100 tỷ đồng và hơn 4.169 tỷ đồng cho vay dài hạn.

HAGL cũng còn khoản phải thu ngắn hạn hơn 17 tỷ đồng; các khoản phải thu khác bao gồm lãi cho vay 16,8 tỷ đồng; cho mượn tạm 8,8 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng tiền chi trả hộ cho Chăn nuôi Gia Lai. Đặc biệt, khoản phải thu dài hạn khác chủ yếu là lãi cho vay lên tới 560 tỷ đồng.

Bên cạnh khoản nợ công ty mẹ ngày càng “phình to”, Chăn nuôi Gia Lai còn kinh doanh bết bát khi lỗ lến đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Đặc biệt trong 2 năm gần nhất 2018 và 2019, công ty chăn nuôi này lần lượt báo lỗ sau thuế 3.008 tỷ đồng và 2.676 tỷ đồng.

Sau khi đi vào hoạt động, Chăn nuôi Gia Lai nhanh chóng trở thành “con nợ” lớn của HAGL.

Sau khi đi vào hoạt động, Chăn nuôi Gia Lai nhanh chóng trở thành “con nợ” lớn của HAGL.

Lỗ lũy kế đến cuối năm 2019 lên đến hơn 6.100 tỷ đồng (cuối năm 2019) trong khi vốn điều lệ chỉ ở mức 797 tỷ đồng. Sau khi hoán đổi cổ phần, Hoàng Anh Gia Lai sẽ trở thành công ty mẹ của Chăn nuôi Gia Lai.

Công ty chăn nuôi này sẽ có thể tăng vốn, giảm nợ vay và chi phí lãi vay, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, bộ máy quản trị và kỳ vọng chuyển từ tình trạng lỗ sang có lãi.

Việc hoán đổi khoản phải thu thành cổ phần cũng giúp báo cáo tài chính của Hoàng Anh Gia Lai lành mạnh hơn.

Trong báo cáo tài chính bán niên đã soát xét, tổng các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng của Hoàng Anh Gia Lai với các công ty liên quan lên tới 10.800 tỷ đồng.

Trong đó, riêng dư nợ của Chăn nuôi Gia Lai là 6.081 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán xác định giá trị có thể thu hồi dựa trên tài sản thuần của công ty chăn nuôi này chỉ là 769 tỷ đồng.

Được biết, vừa thành lập 6 năm, lỗ luỹ kế Chăn nuôi Gia Lai tính đến cuối năm 2019 lên đến trên 6.100 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ ở mức 797 tỷ đồng.

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2019 lần lượt là 2.241 tỷ và -5.314 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn "book" lỗ chính là 2 năm trở lại đây với lần lượt 3.008 tỷ lỗ năm 2018 và 2.677 tỷ lỗ vào năm 2019.