>>> Hải Dương: Khắc phục khó khăn đưa xuất khẩu trở thành điểm sáng kinh tế

>>> Hải Dương: Nhiều doanh nghiệp tiêu biểu đã vượt bão COVID để về đích

Kết quả không mong đợi

Được biết, từ năm 2019-2021, số doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh đều không đạt kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới chưa thực sự hiệu quả. Tỉnh Hải Dương từng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 20.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay thì kết quả không như mong đợi. Mặc dù, tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập và phát triển. 

toàn tỉnh có 97% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là siêu nhỏ và nhỏ (trong đó có 63,2% là DN siêu nhỏ), chỉ có 1,54% là doanh nghiệp quy mô lớn, còn lại là doanh nghiệp vừa

Toàn tỉnh Hải Dương có 97% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là siêu nhỏ và nhỏ (trong đó có 63,2% là DN siêu nhỏ), chỉ có 1,54% là doanh nghiệp quy mô lớn, còn lại là doanh nghiệp vừa

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Hải Dương đã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16.5.2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Tỉnh cũng ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách riêng hỗ trợ doanh nghiệp trên một số lĩnh vực như thực hiện Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013 - 2020”, Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, ưu tiên vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa... HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 11.7.2019 quy định một số chính sách hỗ trợ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2022...

>>> Hải Dương: Tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia để thu hút đầu tư

Kết quả, trong nhiệm kỳ 2015-2020, toàn tỉnh có 7.660 doanh nghiệp thành lập, tăng bình quân 10,2%/năm, vốn đăng ký tăng 21,8%/năm. Nếu so với cả nước, chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp của tỉnh ở tốp cao, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động/1.000 dân trong độ tuổi lao động đạt 11,2 doanh nghiệp, đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra có thể thấy mấy năm gần đây, số doanh nghiệp mới thành lập đều không đạt kế hoạch. Năm 2019, tỉnh thành lập được 1.900 doanh nghiệp (đạt 76% kế hoạch); năm 2020 có 1.702 doanh nghiệp đăng ký thành lập (đạt 68%), tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 13.367 tỷ đồng. Năm 2021, tỉnh đặt mục tiêu số doanh nghiệp mới tăng 10% trở lên nhưng mới thành lập được 1.436 doanh nghiệp (giảm 12% so với năm 2020), tổng vốn điều lệ đăng ký 18.448 tỷ đồng. Năm 2022, Hải Dương phấn đấu số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 15%.

Đi tìm nguyên nhân

Về nguyên nhân dẫn tới số doanh nghiệp mới thành lập không đạt kế hoạch 2 năm qua có sự tác động không nhỏ của đại dịch COVID-19. Hoạt động của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp chịu tác động do bị đứt gãy chuỗi cung ứng liên quan tới các nước mức độ dịch bùng phát lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu. Doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực như: sản xuất da giày, dệt may, vật liệu xây dựng, ô tô... còn bị thiếu nguyên liệu, phụ kiện cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, đặc biệt là xuất khẩu phải tạm dừng hoạt động hoặc tạm dừng một phần.

Hải Dương từng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 20.000 doanh nghiệp

Hải Dương từng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 20.000 doanh nghiệp

Một nguyên nhân khác xuất phát từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới chưa thực sự hiệu quả, doanh nghiệp mới thành lập vẫn phải “tự sinh, tự lớn”. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp có việc còn chậm. Các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp chưa phát triển, chất lượng chưa cao như: thông tin về thị trường, đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, dịch vụ hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ về đổi mới khoa học-công nghệ...

Mục tiêu Hải Dương đặt ra năm 2022 là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 15%. Điều này đòi hỏi tỉnh cần tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp thích ứng với tình hình dịch bệnh, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tích cực triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ để các hộ cá thể mở rộng quy mô, đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với vốn tín dụng. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nghề, gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp…

Hoạt động sản xuất tại Nhà máy Bắc Dương - chi nhánh Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình

Trong năm 2022, tỉnh đã có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện 6 nội dung nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương: Trong năm 2022, tỉnh đã có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện 6 nội dung nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Cụ thể, Văn phòng UBND tỉnh và Sở Tư pháp  sẽ chủ trì, phối hợp để xây dựng, quản lý, duy trì, rà soát, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; làm đầu mối tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật...

Theo ông Hà Văn Mạnh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Group: Để phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ cần có chiến lược, phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn. Như doanh nghiệp của tôi trước đây chuyên sản xuất đồ bảo hộ lao động nhưng khi dịch COVID-19 xuất hiện, nhu cầu khẩu trang y tế và đồ bảo hộ trong lĩnh vực y tế tăng mạnh, chúng tôi đã điều chỉnh "mũi nhọn" trong sản xuất để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới. Chúng tôi đã tận dụng máy móc có sẵn, cơ cấu lại để sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Do phù hợp với nhu cầu thị trường nên ngay khi thay đổi chiến lược, lượng đơn đặt hàng liên tục tăng.

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện toàn tỉnh có 97% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là siêu nhỏ và nhỏ (trong đó có 63,2% là doanh nghiệp siêu nhỏ), chỉ có 1,54% là doanh nghiệp quy mô lớn, còn lại là doanh nghiệp vừa. Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hoạt động chưa ổn định, còn gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm; khả năng tiếp cận vốn tín dụng thấp; thiếu các thông tin về thị trường, chính sách, quy hoạch... Nhiều doanh nghiệp vừa thành lập đã sớm “chết yểu”. Năm 2019, toàn tỉnh có 160 doanh nghiệp phải giải thể. Năm 2021, toàn tỉnh có 838 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động (tăng 17% so với năm 2020), 166 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể. 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có hơn 15.400 doanh nghiệp, còn cách mục tiêu 20.000 doanh nghiệp khá xa. Còn theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh, hiện chỉ có 13.480 doanh nghiệp đang hoạt động và có phát sinh thuế, có hơn 7.700 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh hoặc chờ làm thủ tục giải thể, 2.463 doanh nghiệp đã đóng mã số thuế.