>> Xem xét, kiến nghị phương án tiếp tục giảm phí, lệ phí cho doanh nghiệp vận tải

Theo đó, bắt đầu từ tháng 7/2022, hàng loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Điều chỉnh mức thu nhiều loại phí, lệ phí; Bỏ hóa đơn giấy; Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức kế toán, thuế, hải quan;…

Một số loại phí, lệ phí sẽ được điều chỉnh bắt đầu từ tháng 7/2022 - Ảnh minh họa

Một số loại phí, lệ phí sẽ được điều chỉnh bắt đầu từ tháng 7/2022 - Ảnh minh họa

Điều chỉnh mức thu nhiều loại phí, lệ phí

Thông tư 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu của một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022.

Trong đó, có một số các khoản được giảm như: lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, lệ phí cấp hộ chiếu, phí sử dụng đường bộ, phí cấp giấy đăng kiểm,…

Cụ thể, các khoản này được giảm từ 10-50% so với quy định trước đó. Tuy nhiên, đến ngày 01/7/2022, các khoản phí, lệ phí này sẽ trở lại mức thu theo quy định.

Tăng mức lương tối thiểu theo vùng

Từ ngày 01/7/2022, Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng. Đây chính là mức tiền lương thấp nhất làm cơ sở để các bên thỏa thuận và trả lương cho người lao động.

Như vậy, người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới như sau:

Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (Hiện nay là 4.420.000 đồng/tháng); Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.920.000 đồng/tháng); Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.430.000 đồng/tháng); Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (Hiện nay là 3.070.000 đồng/tháng).

Ngoài ra, còn bổ sung quy định về lương tối thiểu vùng theo giờ, cụ thể:

Vùng I: 22.500 đồng/giờ; Vùng II: 20.000 đồng/giờ; Vùng III: 17.500 đồng/giờ; Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

>> Bổ sung giảm phí, lệ phí, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Từ ngày 01/7, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh... sẽ không được sử dụng hóa đơn giấy - Ảnh minh họa

Từ ngày 01/7, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh... sẽ không được sử dụng hóa đơn giấy - Ảnh minh họa

Bỏ hóa đơn giấy

Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC đã quy định cụ thể lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử.

Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, trừ một số trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hệ thống phần mềm kế toán,…

Như vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt, từ ngày 01/7, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ không được sử dụng hóa đơn giấy mà bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.

Quy định mới về cộng điểm ưu tiên

Theo Quy chế tuyển sinh đại học mới nhất được ban hành tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/7/2022. Mức điểm ưu tiên được áp dụng như sau: khu vực 1 (KV1) = 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) = 0,5 điểm; khu vực 2 (KV2) = 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) = 0 điểm.

Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp…

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức kế toán, thuế, hải quan

Từ ngày 18/7/2022, Thông tư 29/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ sẽ chính thức được áp dụng.

Thông tư 29/2022/TT-BTC không còn yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với tất cả các vị trí.

Trong đó, công chức là kế toán viên, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên hải quan chỉ cần đảm bảo có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ...