Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức cuộc họp trao đổi với các Hiệp hội doanh nghiệp lấy ý kiến của doanh nghiệp liên quan dự thảo Báo cáo Chính phủ về tiền lương tối thiểu năm 2021 và thay đổi thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu sang ngày 1/7 của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức cuộc họp trao đổi với các Hiệp hội doanh nghiệp lấy ý kiến của doanh nghiệp liên quan dự thảo Báo cáo Chính phủ về tiền lương tối thiểu năm 2021.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức cuộc họp trao đổi với các Hiệp hội doanh nghiệp lấy ý kiến của doanh nghiệp liên quan dự thảo Báo cáo Chính phủ về tiền lương tối thiểu năm 2021.

Là người chủ trì cuộc họp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, lương tối thiểu không phải là vấn đề mới nhưng trong năm 2020 vừa qua đã có nhiều yếu tố thực tiễn đời sống, sản xuất kinh doanh đã thay đổi và bị tác động nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19.

Do đó, khi Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021 dù là đề xuất tốt cho người lao động nhưng không khả thị trong bối cảnh doanh nghiệp đang gồng mình, vật lộn với đại dịch COVID-19 với bài toán duy trì hoạt động hoặc đóng cửa.

Phó Chủ tịch VCCI đề nghị các Hiệp hội đóng góp ý kiến về đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng nêu trên. Đồng thời, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh, các Hiệp hội doanh nghiệp để xuất những giải pháp để Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ để giúp doanh nghiệp “vượt bão”, tồn tại và phát triển. 

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, lương tối thiểu không phải là vấn đề mới nhưng trong năm 2020 vừa qua đã có nhiều yếu tố thực tiễn tác động.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, lương tối thiểu không phải là vấn đề mới nhưng trong năm 2020 vừa qua đã có nhiều yếu tố thực tiễn tác động.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch VCCI nhận định, kiểm soát dịch bệnh sẽ là yếu tố hàng đầu trong tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời cần duy trì, triển khai các gói hỗ trợ, tạo môi trường để doanh nghiệp sống sót, hoạt động và sáng tạo cùng với đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ. Do đó, người lao động cũng cần đồng hành, cùng chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp. 

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) , thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực rõ đến nền kinh tế, với ngành dệt may, xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 35 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2019.

Ông Trương Văn Cẩm cho biết sản lượng xuất khẩu sụt giảm đang là đòn giáng nặng nề vào các doanh nghiệp do đại dịch COVID-19.

Ông Trương Văn Cẩm cho biết sản lượng xuất khẩu sụt giảm đang là đòn giáng nặng nề vào các doanh nghiệp do đại dịch COVID-19.

“Sang hai tháng đầu năm 2021 có khởi sắc hơn nhưng theo đánh giá thì năm 2021 vẫn tiếp tục là năm khó khăn, xuất khẩu toàn ngành sẽ không quá 38 tỷ USD, tức là chưa hồi phục được về mức xuất khẩu năm 2019. Thậm chí, tác động của dịch tới ngành còn kéo dài tới năm 2022”, ông Cẩm nhấn mạnh.

Do đó, Hiệp hội đề nghị không điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2021. “Tại cuộc họp của Hội đồng tiền lương quốc gia 10/11 thành viên hội đồng thống nhất không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021. Duy nhất đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam không đồng thuận”, ông Cẩm chia sẻ. Theo ông Cẩm, nếu điều chỉnh tăng lương tối thiều vùng thời điểm này là vô vàn khó khăn với doanh nghiệp.

Các ý kiến Hiệp hội cũng thống nhất đề nghị không điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2021.

Các ý kiến Hiệp hội cũng thống nhất đề nghị không điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2021.

Về thay đổi thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu, Phó Chủ tịch VITAS cho biết đã đóng góp ý kiến nhiều lần, trong vòng 20 năm qua, chỉ có một số trường hợp có yếu tố bất ngờ như  đại dịch COVID-19 năm vừa qua mới dẫn tới thay đổi thời gian điều chỉnh.

"Còn tất cả đều thực hiện vào ngày 1/1 hàng năm. Bộ Lao động đã đưa ra căn cứ để đề xuất rời thời điểm sang ngày 1/7 nhưng Việt Nam hiện bắt đầu năm tài chính từ ngày 1/1. Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính đều phải xây dựng trước đó và bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm. Do đó, đề xuất này là bất hợp lý”, Phó Chủ tịch VITAS nhấn mạnh.

Không chỉ đại diện Hiệp hội Dệt may, tất cả các Hiệp hội Da giày – túi xách, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản,...tham gia cuộc họp đều thống nhất đồng tình với việc không điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2021. Tiếp tục áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. 

Đồng thời, tiếp tục duy trì thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trùng với thời điểm bắt đầu năm tài chính (ngày 1/1) như thời gian vừa qua để phù hợp với kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế những bất đồng, ảnh hưởng không tốt tới sự ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp.