Đây là đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên của GEX trong năm 2021. Lần gần đây nhất Tổng công ty này vay qua kênh trái phiếu là tháng 7 và 8/2020 với tổng giá trị 550 tỷ đồng, kỳ hạn ba năm, trả lãi 6 tháng một lần.

GEX dự kiến phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi năm 2021 với tổng mệnh giá 300 tỷ đồng.

GEX dự kiến phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi năm 2021 với tổng mệnh giá 300 tỷ đồng.

Tính cả năm 2020, GEX đã huy động 2.600 tỷ đồng nợ vay từ trái phiếu doanh nghiệp, trong đó 2.200 tỷ đồng được dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, 400 tỷ đồng còn lại dùng để góp vốn vào công ty con. Cũng trong năm 2020, GEX đã thanh toán 700 tỷ đồng tiền gốc và hơn 180 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu các loại.

Vào tháng 11/2020, một công ty con của GEX là Công ty CP Hạ tầng Gelex cũng đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn ba năm, đáo hạn vào tháng 11/2023. Khi đó, GEX đã dùng 66 triệu cổ phần phổ thông VGC tại Tổng công ty Viglacera để đảm bảo cho khoản vay bằng trái phiếu này.

Ở một diễn biến khác, vào đầu tháng 3 vừa qua GEX đã thông qua Nghị quyết bán toàn bộ cổ phiếu quỹ đang nắm giữ. Theo đó, GEX thông qua kế hoạch bán ra toàn bộ 6.274.950 cổ phiếu quỹ đang sở hữu, mục đích để bổ sung vốn kinh doanh. Thời gian thực hiện không quá 30 ngày sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Doanh nghiệp dự kiến sẽ hoàn thành bán cổ phiếu quỹ trong quý II/2021. 

Trước đó, GEX cũng đã chào bán gần 292,95 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu để tăng vốn điều lệ. Số tiền GEX dự kiến nhận về là hơn 3.515 tỷ đồng. Được phân bổ như sau: 1.800 tỷ đồng thực hiện các dự án nhà máy điện gió thông qua Công ty CP Hạ tầng Gelex; 500 tỷ đồng triển khai Dự án “Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê” tại số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thải Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 1.215,4 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, GEX đã thực hiện hàng loạt động thái nhằm huy động vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đáng chú ý là động thái tăng nợ vay bằng trái phiếu này của GEX diễn ra không lâu sau khi Tổng công ty này hoàn tất thương vụ thâu tóm VGC khi đã tích cực mua thêm cổ phần VGC để nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này lên 51%, đồng nghĩa với việc biến Viglacera thành một công ty con của GEX.

GEX cũng đã hoàn thành thương vụ thâu tóm VGC và biến Viglacera thành một công ty con của GEX.

GEX cũng đã hoàn thành thương vụ thâu tóm VGC và biến Viglacera thành một công ty con của GEX.

Cụ thể GEX đã đăng ký mua vào 22,5 triệu cổ phiếu VGC trong thời gian từ ngày 8/3 đến ngày 6/4 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Kết quả, hết đợt chào mua, GEX đã mua thêm được hơn 18,5 triệu cổ phiếu VGC, nâng tỷ lệ sở hữu của Tổng công ty và người liên quan lên hơn 225,1 triệu cổ phiếu tương đương với hơn 51% vốn điều lệ VGC.

Thương vụ này được giới chuyên gia đánh giá là sẽ giúp GEX cải thiện biên lợi nhuận gộp cũng như các chỉ tiêu tài chính hiện nay. Trong các năm qua với chính sách mở rộng thị phần, biên lợi nhuận gộp của GEX giao động trong khoảng từ 15-17%, trong khi biên lợi nhuận gộp của VGC là 25%. Với quy mô tương đương, việc hợp nhất VGC dự kiến sẽ làm tăng biên lợi nhuận chung của GEX.

Ngoài ra, để phục vụ các hoạt động M&A cũng như các dự án hạ tầng, GEX đã gia tăng hệ số nợ trong các năm qua. Việc hợp nhất VGC, một doanh nghiệp có hệ số nợ vay thấp sẽ giúp GEX cải thiện các hệ số này, từ đó giúp gia tăng khả năng huy động vốn dài hạn cũng như giảm chi phí vốn vay trong  tương lai. Việc tăng vay mượn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp bước đầu đã được chứng thực.

Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, GEX ghi nhận doanh thu đạt 4.413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 291 tỷ đồng, lần lượt tăng 26,1% và 211,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 16,5% về chỉ còn 11,7%.

Trên thị trường cổ phiếu GEX lập đỉnh vào giữa tháng 4, đạt 28.500 đồng/cổ phiếu, sau đó cổ phiếu quay đầu giảm giá về mức 25.650 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường cổ phiếu GEX lập đỉnh vào giữa tháng 4, đạt 28.500 đồng/cổ phiếu, sau đó quay đầu giảm giá về mức 25.650 đồng/cổ phiếu.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 11% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 63,8 tỷ đồng về còn 515 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng đột biến 381,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 164 tỷ đồng lên 207 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 31,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 72,7 tỷ đồng lên 305 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 420,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 102 tỷ đồng lên 126 tỷ đồng.

Mặc dù kết quả kinh doanh có dấu hiệu cải thiện nhưng dòng tiền kinh doanh của GEX vẫn âm. Cụ thể, trong quý đầu năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của GEX âm 2.102 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 1.026 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền đầu tư cũng âm 725 tỷ đồng, để bù đắp thâm hụt dòng tiền hoạt động kinh doanh và mở rộng đầu tư, doanh nghiệp đã huy động dòng tiền tài chính, chủ yếu là đi vay ròng tăng thêm.

Tính tới 31/3/2021, tổng tài sản của GEX tăng 10,3% so với đầu năm lên 29.947 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản tài chính dài hạn đạt 6.424 tỷ đồng, chiếm 21,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 6.120 tỷ đồng, chiếm 20,4% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 5.759 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng tài sản; tồn kho đạt 5.043 tỷ đồng, chiếm 16,8% tổng tài sản. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 19,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.382 tỷ đồng lên 14.463 tỷ đồng và chiếm 48,3% tổng nguồn vốn.