Ái nữ nhà Dr Thanh, bà Trần Uyên Phương đã chấp nhận bán lỗ cổ phiếu YEG sau hơn 1 năm đầu tư.

Ái nữ nhà Dr Thanh, bà Trần Uyên Phương đã chấp nhận bán lỗ cổ phiếu YEG sau hơn 1 năm đầu tư.

Cụ thể, bà Trần Uyên Phương đã bán thành công 251.600 cổ phiếu YEG đang sở hữu tại doanh nghiệp này cho mục đích đầu tư cá nhân. Thương vụ được thực hiện vào ngày 28/7 nhưng vì tỷ lệ thay đổi sở hữu chưa đến 1% số cổ phần có quyền biểu quyết nên bà Phương không thông báo trước giao dịch này. Sau giao dịch, số cổ phiếu nắm giữ tại YEG của bà Phương giảm xuống còn 20,8%.

Tính theo giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/7 là 15.050 đồng/cổ phiếu, bà Uyên thu về khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với mức giá 50.000 đồng/cổ phiếu mà ái nữ Tân Hiệp Phát đã mua vào hồi tháng 2/2020, thì bà Trần Uyên Phương đã phải chịu lỗ khoảng 8,6 tỷ đồng.

Trước đó, vào cuối tháng 5 vừa qua, bà Phương cũng đăng ký bán 4 triệu cổ phiếu YEG để thu xếp tài chính cá nhân và giảm tỷ lệ sở hữu từ 21,6% xuống 8,8% nhưng không thành công. Doanh nhân này chấp nhận lỗ lớn bởi giá YEG vào thời điểm đó dao động quanh 22.000 đồng, bằng phân nửa so với lúc bà mua vào.

Bà Trần Uyên Phương trở thành cổ đông lớn của YEG vào giữa tháng 2/2020, khi bỏ ra 300 tỷ đồng mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu YEG. Ngoài việc trở thành cổ đông lớn, bà Trần Uyên Phương với vai trò là Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Tân Hiệp Phát thì 2 doanh nghiệp này cũng bắt tay để phát triển mảng "media commerce".

Giữa lúc khó khăn, việc bắt tay với ông lớn phần nào khiến các nhà đầu tư đặt niềm tin về một sự trở lại mạnh mẽ hơn của YEG, giá cổ phiếu khi đó cũng "hưng phấn" tăng một mạch từ vùng giá 50.000 đồng/cổ phiếu lên 83.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 6/3/2020.

Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là mức giá cao nhất của YEG. Vào năm 2018, cổ phiếu này đã từng là “ngôi sao sáng chói” trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi mới niêm yết, cổ phiếu này đã được giao dịch với giá 343.000 đồng/cổ phiếu, đây là mức giá cao nhất trên thị trường lúc bấy giờ. Như vậy, so với mức đỉnh cao nhất này thì cổ phiếu YEG đã bay hơi 96% giá trị.

Cái bắt tay này được kỳ vọng là sẽ để đưa YEG trở lại guồng quay và trả món nợ

Cái bắt tay này được kỳ vọng là sẽ đưa YEG trở lại guồng quay và trả món nợ "kỳ lân" cho nhà đầu tư.

Xuất phát điểm từ một trang web cho giới trẻ giữa thập niên trước, YEG bất ngờ nhận vốn từ quỹ ngoại DFJ VinaCapital. Từ bàn đạp này, YEG đã phát triển nhanh chóng và thành công với các lĩnh vực kinh doanh truyền hình, quảng cáo kĩ thuật số và kinh doanh nội dung mạng xã hội.

Ngoài ra, Tập đoàn này còn bắt tay với các đối tác lập quỹ đầu tư 50 triệu USD vào phim ảnh, chi tối đa 20 triệu USD để mua lại ScaleLab, một công ty tại Mỹ, chủ sở hữu đa kênh với hơn 3 tỷ lượt người xem hàng tháng…Chính từ những sự thành công này đã giúp YEG được định giá 400 triệu USD và được kỳ vọng trở thành “kỳ lân” của Việt Nam, đồng thời vươn ra thế giới.

Thế nhưng, một sự kiện bất ngờ vào đầu năm 2019, khi Youtube chấm dứt quan hệ hợp tác với mạng lưới đa kênh MCN (Multi-channel network), đã khiến mọi thành quả của YEG biến mất. Giá cổ phiếu khi ấy "rơi tự do" từ vùng 250.000 đồng/cổ phiếu về khoảng 37.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2019, tương đương mức giảm 85%.

Cụ thể, YouTube sẽ ngừng thỏa thuận lưu trữ nội dung với tất cả các công ty con của YEG có hoạt động liên quan đến Google Adsense như Yeah1 Network, ScaleLab và SpringMe sau ngày 31/3/2019. Do đó, Yeah1 Network không còn quyền quản lý toàn bộ các kênh YouTube đang liên kết với công ty.

Không còn “đất” làm ăn với “ông lớn”, mọi kế hoạch lớn lao của YEG coi như bị đổ vỡ. Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống khi đó đã tự gọi mình là "tội đồ" và thừa nhận sau cú ngã 200 triệu USD với YouTube, YEG đã có được một bài học rất lớn. Bài học mà theo người đứng đầu YEG lúc bấy giờ là phải bỏ ra hàng ngàn tỷ để nhận lại. Tuy nhiên, một bài học lớn hơn mà lãnh đạo YEG nhận ra đó chính là "knên xây nhà trên đất người khác và phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác", nếu muốn vươn ra thế giới.

Cổ phiếu YEG từng là một

Cổ phiếu YEG từng là một "ngôi sao sáng" trên thị trường chứng khoán Việt Nam và là cổ phiếu có giá trị cao nhất thị trường với mức giá 343.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng hiện nay cổ phiếu này đang tiếp tục "dò đáy" với mức giá chỉ hơn 17.000 đ/cp.

Trở lại với thương vụ bắt tay với nhà Tân Hiệp Phát vào đầu năm 2020, người đứng đầu YEG, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống lúc bấy giờ từng nói rằng, hợp tác này là để đưa YEG trở lại guồng quay và trả món nợ "kỳ lân" cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm “kết duyên”, có vẻ như mọi thứ vẫn không được suôn sẻ đối với YEG, khiến cho “mối lương duyên” này đã không còn “mặn nồng”, khi kết quả kinh doanh của YEG vẫn chưa tìm thấy những dấu hiệu tích cực.

Tính tới thời điểm hiện tại, YEG vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý II/2021, trong khi quý I/2021, YEG ghi nhận doanh thu đạt 288,7 tỷ đồng, tăng 12,3% và lợi nhuận sau thuế âm 52,5 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 23,3% về chỉ còn 13,1%.

Tính tới cuối quý I/2021, YEG ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 264,9 tỷ đồng. YEG đã trải qua 2 năm lỗ liên tiếp và đang đứng trước nguy cơ phải huỷ niêm yết nếu tiếp tục lỗ năm thứ 3. Điều này cũng khiến cho kỳ vọng và niềm tin của nhà Dr Thanh với YEG đã suy giảm. Động thái bán ra cổ phiếu YEG bất chấp lỗ của bà Trần Phương Uyên, có thể là quyết định bật đèn xanh cắt đứt sớm với “mối lương duyên” này.