>>>IDP tham vọng quá sức?

Cụ thể, theo Nghị quyết HĐQT của Công ty CP Sữa Quốc Tế (UpCOM: IDP), ngày 6/6, công ty sẽ chi trả cổ tức còn lại của năm 2021, với tỷ lệ 40% bằng tiền mặt. Theo đó, với mỗi cổ phiếu, cổ đông sẽ nhận 4.000đ. Thời gian đăng ký cuối cùng là ngày 25/5. Với 58,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, IDP sẽ bỏ ra 235,6 tỷ đồng để trả cho các cổ đông. 

Công ty CP Sữa Quốc Tế trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông bằng tiền mặt lên đến 90%.

Công ty CP Sữa Quốc Tế trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông bằng tiền mặt lên đến 90%.

Trước đó, vào tháng 8/2021, IDP cũng đã tạm ứng cổ tức 2021 với tỷ lệ 50% bằng tiền mặt. Như vậy tổng mức cổ tức cho năm 2021 mà công ty sẽ trả cho cổ đông hiện hữu là 90% đều bằng tiền mặt. 

Tại Đại hội cổ đông năm 2022 vừa qua, IDP đặt mục tiêu doanh thu tăng 14% lên 5.500 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 45% về 452 tỷ đồng. Mức kế hoạch lợi nhuận này thậm chí còn thấp hơn kế hoạch 2021 và thực hiện 2020.

HĐQT IDP cũng thông qua phương án đầu tư nhà máy sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng với tổng vốn đầu tư 2.800 tỷ đồng tại Bình Dương. Dự án có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 công ty góp 800 tỷ đồng, vay 1.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2, công ty góp 300 tỷ và vay 700 tỷ đồng.

Trong quý I, Sữa Quốc Tế ghi nhận doanh thu 1.409 tỷ đồng, lãi sau thuế 236 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,7% và 33,3% so với với quý I/2021. Như vậy công ty đã hoàn thành 25,6% kế hoạch doanh thu và 52,3% chỉ tiêu lợi nhuận. 

Mức trả cổ tức lên đến 90% bằng tiền mặt của IDP hiện là mức cổ tức cao nhất trong các doanh nghiệp ngành sữa của Việt Nam.

Một “đại gia” ngành sữa khác là Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk (HoSE: VNM) cũng có mức trả cổ tức khá cao, nhưng cũng chỉ đạt 38,5%.

Theo đó, VNM sẽ chia cổ tức năm 2021 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 38,5%, trong đó công ty đã tạm ứng 2 đợt vào tháng 9/2021 (15%) và tháng 1/2022 (14%). Cổ tức còn lại 9,5% (01 cổ phiếu nhận 9.500 đồng) dự kiến sẽ được chi trả vào ngày 19/8/2022 theo danh sách cổ đông chốt ngày 7/7 trước đó.

>>>Việt Phương thoái vốn, Vinapharm chia cổ tức “gây tức”

Bên cạnh đó, VNM cũng trình cổ đông phương án cổ tức năm 2022 với cùng tỷ lệ 38,5% tương ứng số tiền dự chi hơn 8.000 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 15% cùng thời điểm với cổ tức còn lại của năm 2021. Phần lớn cổ tức hàng năm từ VNM đều chảy về túi cổ đông Nhà nước (SCIC) với 36% cổ phần bên cạnh 2 cổ đông ngoại F&N Dairy Investments và Platinum Victory.

VNM cũng có mức trả cổ tức bằng tiền mặt khá cao, bằng 38,5%

VNM cũng có mức trả cổ tức bằng tiền mặt khá cao, bằng 38,5%

Về kết quả kinh doanh, quý I/2022, VNM đạt 13.878 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Lãi gộp đạt 5.625 tỷ đồng, tương ứng giảm 2%; biên lợi nhuận gộp trong quý I/2022 bị thu hẹp từ 43,6% xuống còn 40,5%, mức thấp nhất trong nhiều quý. Việc giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh thời gian qua ít nhiều tác động tới biên lợi nhuận VNM.

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 12% lên 320 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính lại gia tăng đáng kể lên 132 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vỏn vẹn 6 tỷ đồng. Hơn nữa, khoản lỗ từ công ty liên doanh, liên kết cũng tăng mạnh: từ lỗ 9 tỷ đồng quý I/2021 lên lỗ 35 tỷ đồng trong quý I năm nay.

Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của VNM dường như đi ngang, ghi nhận lần lượt 2.636 tỷ đồng và 370 tỷ đồng, tương ứng cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 của VNM đạt 2.283 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) giảm còn 973 đồng. 

Tại ĐHCĐ thường niên năm 2022, VNM đã thông qua kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 64.070 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế "đi lùi" 9.770 tỷ đồng giảm 8,1% so với thực hiện 2021. Như vậy với kết quả kinh doanh quý I, VNM đã thực hiện được 22,3% mục tiêu về tổng doanh thu và 23,3% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc VNM cho biết, không có con đường nào dẫn tới thành công lại trải đầy hoa hồng. Để đạt được thành tựu, VNM đã vượt qua nhiều thời điểm khó khăn mà năm 2021 là một ví dụ điển hình khi các biến chủng COVID-19 gây tác động nghiêm trọng đến kinh tế và giao thương toàn cầu. Thu nhập bị ảnh hưởng dẫn đến sức mua của người dân thu hẹp kể cả đối với những mặt hàng cơ bản như thực phẩm và đồ uống.

Bên cạnh đó, thực trạng giá nguyên vật liệu tăng mạnh kể từ khi đại dịch bắt đầu và tiếp tục neo ở mức cao là bài toán khó không chỉ của riêng VNM mà còn của rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất khác. Tổng Giám đốc công ty sữa lớn nhất Việt Nam cho biết đơn vị đã và đang theo dõi sâu sát diễn biến giá nguyên liệu để lên kế hoạch mua hàng hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, dù có mức cổ tức chi trả rất cao, đặc biệt VNM nhiều năm liên tiếp vẫn giữ phong độ chi cổ tức đều và thuộc nhóm cao của các bluechips trên TTCK, không phải cổ phiếu sữa nào cũng được nhà đầu tư ưa thích. Đã có một thời điểm khá dài VNM rơi vào xu hướng downtrend và không chỉ tính ở nhiều tháng, cho đến khi TTCK hiện nay cũng đã "giảm giá dần đều" và những cổ phiếu cốt lõi như VNM đang được các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư theo "trường phái Warrent Buffett", chú ý nhiều hơn.