LTS: Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đã được Chính phủ  ban hành từ ngày 20/5/2022 và đã có hướng dẫn của NHNN nhưng vẫn còn chậm triển khai trong thực tế.

Doanh nghiệp đang rất cần được tiếp cận vốn sớm (ảnh minh họa)

Doanh nghiệp đang rất cần được tiếp cận vốn sớm (ảnh minh họa)

>> Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ?

Năm 2021, dư nợ tín dụng lũy kế của ngành ngân hàng đạt 10,44 triệu tỷ đồng. Riêng giai đoạn gần 2 năm đại dịch, ngành ngân hàng đã giải ngân cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn trước dịch đạt doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến cuối tháng 11/2021 đạt hơn 7,1 triệu tỷ đồng cho hơn 1,2 triệu khách hàng. Cũng 2 năm qua, có những thời điểm chỉ trong vòng 10 ngày, ngành có thể giải ngân cho vay hơn 230.000 tỷ đồng, đẩy tăng trưởng tín dụng thêm 2 điểm phần trăm…

Những số liệu này cho thấy một khi được “mở van” tín dụng, việc tăng tốc giải ngân đối với ngành ngân hàng dường như không là vấn đề. Nhưng cũng vì vậy nên việc các chuyên gia và doanh nghiệp “sốt ruột” vì đã 6 tháng qua kể từ khi Quốc hội quyết nghị chương trình, gói cấp bù vẫn chưa thể đi vào áp dụng cho vay doanh nghiệp một cách phổ biến.

Ông Nguyễn Hùng Đinh, Giám đốc một Công ty thủy sản cho biết sự chậm trễ gây thiệt hại cho doanh nghiệp bởi nếu được triển khai sớm, lãi suất cho vay trước đây khi dòng tiền còn rẻ, dư địa tín dụng chưa hẹp, họ có thể được vay cộng bù thấp hơn so với cũng là lãi suất cấp bù, nhưng cao hơn và khó hơn. Ngân hàng cũng không “khó khăn” với doanh nghiệp về tín dụng như hiện nay, khi chính họ muốn cho vay cũng phải chờ tăng thêm hạn mức. Trong khi đó, bao nhiêu đơn hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể đã bị lỡ bì không có vốn tăng tốc ngay sau đại dịch.

“Do đó, ngay lúc này, hạn mức tín dụng mới cần được nới ngay, dù rằng dư địa toàn ngành theo tôi được biết còn chưa tới 6%, xét trên chỉ tiêu mục tiêu NHNN đặt ra. Tránh ngân hàng có tiền không thể cho vay như một số trường hợp đang được phản ánh, cũng tránh tình trạng “no dồn đói góp”, lúc doanh nghiệp cần tăng tốc thì không vay được, cuối năm thì bơm dồn để lấy hạn mức năm sau”.

Theo ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia Kinh tế, như tính toán của cơ quan quản lý là sẽ giải ngân khoảng 500.000 tỷ đồng dư nợ hưởng gói cấp bù lãi suất 2% trong năm nay. Để tăng hiệu quả của gói này trong khi doanh nghiệp có thể “kẹt” vì không còn tài sản đảm bảo, NHNN nên khuyến khích các NHTM cho vay trên dòng tiền, dự án kinh doanh, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã như đối tượng nêu ra.

“Quy mô gói lớn là không lớn, nhỏ cũng không nhỏ trong nỗ lực hỗ trợ thị trường từ nguồn ngân sách, nhưng nếu chỉ tập trung cho vay doanh nghiệp “vượt vòng thẩm định”, mà đó thường là các doanh nghiệp lớn có tài sản đảm bảo, thì đối tượng thụ hưởng sẽ vẫn chỉ tập trung ở các doanh nghiệp lớn và rất dễ giải ngân, rất nhanh, nhưng đây lại cũng những tổ chức vốn đã được nhà băng ưu tiên hơn ở những chương trình khác”.