Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư gửi đội ngũ doanh nhân trên cả nước nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Ảnh: Quốc Tuấn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư gửi đội ngũ doanh nhân trên cả nước nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Trong thư, Thủ tướng nhấn mạnh ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay là thời khắc cả thế giới vẫn đang đối mặt với đại dịch COVID-19, tác động rất tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.

>>> Thủ tướng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Trong hoàn cảnh như vậy, khí chất và truyền thống ‘Tâm – Tài – Trí – Tín’ của doanh nhân Việt Nam luôn tỏa sáng. Đảng, Nhà nước, Nhân dân ghi nhận, tri ân và đánh giá cao trách nhiệm, vai trò và những đóng góp quan trọng của các doanh nhân cho đất nước, cho cộng đồng, cho xã hội trong thời gian qua”, Thủ tướng ghi nhận.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới đội ngũ doanh nhân. Từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, chuẩn bị cho ngày Quốc khánh, Người ở nhà của một gia đình tư sản dân tộc – ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang đã đi vào lịch sử.

Tại đây, Bác đã viết Bản Tuyên ngôn độc lập. Hai tuần sau ngày Quốc khánh, ngày 18/09/1945, trong tuần lễ vàng, giới chức xã hội đầu tiên được Bác tiếp tại Phủ Chủ tịch cũng lại là các nhà tư sản dân tộc – đại diện của giới Công thương gia Hà Nội.

Một tháng sau, ngày 13/10, nhân ngày giới doanh nhân thành lập Công thương Cứu quốc Đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, Bác Hồ đã gửi thư động viên, cổ vũ. Bức thư chưa đầy 200 chữ của Người đã trở thành văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta về vai trò, sứ mệnh của đội ngũ doanh nhân và trách nhiệm của Chính phủ nhân dân.

Bác viết: “Trong khi các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công – thương phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng… Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi liền với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công thương trong công cuộc kiến thiết này”.

Chính phủ sẵn sàng lắng nghe và luôn luôn chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp

Chính phủ sẵn sàng lắng nghe và luôn luôn chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp. Ảnh: Quốc Tuấn

Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, vị trí và vai trò của doanh nhân được ví như những người lính của thời bình, người chiến sĩ xung kích trên mặt trận kinh tế. Ðây là lực lượng tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sáng nay (12/10) Chính phủ gặp gỡ cộng đồng Doanh nhân nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10. Diễn đàn Doanh nghiệp thông tin liên tục về sự kiện này tại https://diendandoanhnghiep.vn/

Để khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, Đảng ta đã hai lần ra nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm: Nghị quyết 14-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa IX ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XII ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…v..v.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ then chốt

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ then chốt của Chính phủ, Thủ tướng. Ảnh: Quốc Tuấn

Có thể thấy, từ định kiến “con buôn”, rồi được thừa nhận tên gọi chính danh “doanh nghiệp”, đến nay, vai trò, vị thế của đội ngũ doanh nhân đã có sự thay đổi, đạt được bước tiến dài. Họ đã được đặt ở vị trí trung tâm của xã hội, là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”, là đối tác với Nhà nước trong mối quan hệ công - tư, là đối tượng để phục vụ của Nhà nước kiến tạo.

Đặc biệt, đội ngũ doanh nhân đã có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hơn 35 năm qua. Đội ngũ doanh nhân đã góp phần quan trọng trong tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.

Doanh nhân cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, đóng góp các quỹ nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xây dựng các công trình phúc lợi góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân…v..v.

Đó là cách tiếp cận rất biện chứng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong đổi với doanh nhân trong buổi làm việc ngày 26/9/2021. Ảnh: Quốc Tuấn

Họ chính là những cỗ máy tạo việc làm của nền kinh tế – những người dám đánh đổi sự bình yên của cá nhân và gia đình mình để làm giàu đất nước và lo sinh kế cho dân. Nhiều doanh nhân đã làm rạng rỡ trí tuệ, nghĩa khí, tài năng Việt Nam khi tên tuổi đã vượt ra ngoài đất nước để xếp hạng cùng những doanh nhân lớn của thế giới.

Đặc biệt, gần hai năm qua,trong bối cảnh đất nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đội ngũ doanh nhân vừa đóng góp cho sự phát triển đất nước, vừa tích cực tham gia phòng, chống dịch.

Ngăn khủng hoảng kinh tế giúp phòng ngừa các cuộc khủng hoảng thứ cấp

Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19, diễn ra ngày 26/9/2021.

Sức sống, kiên cường, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp Việt Nam, trong điều kiện khó khăn, khủng hoảng lại bừng dậy. Dù phải đối mặt với “năm nắng – mười mưa”, nhiều khó khăn, thách thức nhưng các doanh nhân luôn thể hiện trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”.

Dẫu vậy, để khí chất doanh nhân Việt luôn tỏa sáng, doanh nhân cùng doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng cạnh tranh theo hướng phát triển bền vững và chuyển đổi số - hai đường ray chính, để trở thành công dân có trách nhiệm và tham gia có hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu.

Không ai đứng ngoài cuộc cách mạng này!