>>Tăng học phí, giảm niềm tin

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng đánh giá về việc dư luận phản ánh tình trạng sách giáo khoa (SGK) tăng giá 2-3 lần.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội, nếu vật liệu tốt, in đẹp, cách làm công phu thì rõ ràng giá thành sách phải cao hơn trước.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng đặt câu hỏi: “SGK có cần sử dụng vật liệu tốt, in đẹp quá hay không”?

Bởi làm SGK vấn đề cần quan tâm là có phù hợp với phù hợp với người sử dụng, phù hợp với điều kiện giáo dục của ta hiện nay, tuổi thọ của sản phẩm đó như thế nào.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội cho rằng, với giáo dục không nhất thiết phải đẹp hình thức, mà cần chú trọng về nội dung, giá trị sử dụng. Tất cả phải tính toán phù hợp. SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp.

“Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được. Do vậy, nhà nước cần phải quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá", ông Lượng nói và cho biết, việc cử tri băn khoăn về giá sách giáo khoa là đúng, các bộ ngành liên quan cần phải trả lời cho rõ, còn nếu để lâu sẽ gây hoài nghi trong dư luận.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội).

Vẫn theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội, 3 năm trước, Ủy ban Văn hóa, giáo dục đã có giám sát, báo cáo gửi đến các bộ ngành về vấn đề sách giáo khoa, trong đó, có nêu rõ giá cao. Qua đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính đã có đề xuất tăng cường quản lý giá sách.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, giá sách quá cao đã trở thành gánh nặng với nhân dân, nhất là với những gia đình có nhiều con đi học, các hộ nghèo.

Để giá SGK không trở thành gánh nặng đối với nhiều hộ gia đình, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị nhà nước có chính sách trợ giá trong in sách giáo khoa. Bởi chọn sách để học rất khó, không biết chọn cuốn nào cho phù hợp. Do đó, nếu cứ để như tình trạng hiện nay sẽ rất phí nguồn lực.

Còn theo đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, dư luận, đặc biệt là phụ huynh học sinh quan tâm đến việc tăng giá sách giáo khoa, ngoài chi phí học thì chi phí mua sách giáo khoa cũng là khoản không nhỏ. 

đại biểu Phạm Văn Hoà, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp).

Việc tăng giá sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tính đúng, tính đủ. Cần nêu rõ lí do vì sao tăng, chi phí đầu vào của sách giáo khoa tăng không, có hợp lý không.

“Chuyện tăng giá sách giáo khoa là việc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng cần có sự vào cuộc của Bộ Tài chính. Tôi nghĩ nếu có sự giám sát của Bộ Tài chính thì việc loạn giá sẽ hạn chế”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Quốc hội cũng cần xem xét Luật Giá hiện nay bất cập hay không? “Theo tôi là bất cập, nếu Bộ Tài chính không tham gia vào quản lý giá, mà để các bộ ngành tự ban hành giá thì họ thường bảo vệ quyền lợi của chính bộ ngành đó. Đây là vấn đề mang tính cục bộ, nên giá phải có sự quản lý của nhà nước và Bộ Tài chính tham gia...”, đại biểu Hòa nêu ý kiến.