Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (KDC) là một trong những doanh nghiệp cho thấy tình hình dịch bệnh không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh quý I/2020.

đang xây dựng chiến lược cho Tường An là tận dụng thương hiệu lâu năm và tập trung dòng dầu ăn cao cấp, tốt cho sức khỏe.

Kido đang xây dựng chiến lược cho Tường An là dòng dầu ăn cao cấp, tốt cho sức khỏe.

Trên bảng cân đối kế toán, KDC cũng đang cho thấy trạng thái tài chính ổn định. Hiện, KDC đang có vốn chủ sở hữu đạt 8.200 tỷ đồng trong khi nợ phải trả chỉ là 3.495 tỷ đồng, đảm bảo Công ty ít phải gặp áp lực về mặt tài chính.

Không khó khăn về tài chính

Dầu ăn đang là mảng đem lại doanh thu lớn nhất cho tập đoàn, năm 2019 chiếm 79,5%; kế đến là mảng kem, đạt tỷ lệ 17,7%. Chính nhờ mảng dầu ăn mà Kido ghi nhận doanh thu lên đến trên 7.000 tỷ đồng trong 3 năm gần đây, gấp rưỡi thời kinh doanh bánh kẹo.

Tuy nhiên, biên lợi nhuận của ngành hàng dầu ăn chỉ khoảng 10% kéo biên lợi nhuận chung của tập đoàn xuống mức 15,4% vào năm 2019 trong khi giai đoạn trước khoảng 50%. Biên lợi nhuận ngành hàng lạnh, chủ yếu là kem lên đến 56% nên dù chỉ đóng góp khoảng 20% doanh số nhưng chiếm đến 53% lợi nhuận gộp.

Chia sẻ về chiến lược Kido sáp nhập dầu tường an và Kido foods vào tập đoàn mẹ, theo ban lãnh đạo Tập đoàn Kido, qua đây sẽ kỳ vọng khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp sản xuất đơn lẻ với quy mô trung bình, đem lại lợi ích cho cổ đông thông qua hoán đổi thành cổ phiếu vốn hoá lớn và thanh khoản ổn định. Đây là vấn đề mà Kido nhận ra khi tách các mảng kinh doanh ra thành từng công ty riêng biệt.

Năm 2017 Tập đoàn Kido đã thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu của mình tại Kido Foods cho các nhà đầu tư bên ngoài để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 65%. Việc đại chúng hóa Kido Foods nhằm mục tiêu đa dạng cơ cấu cổ đông, thu hút nhà đầu tư chiến lược và dòng tiền trong, ngoài nước.

Tuy nhiên, sau ba năm hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên sàn Hà Nội, mục tiêu này vẫn chưa đạt kỳ vọng của ban lãnh đạo.

Trong giai đoạn 2017-2019, dù Kido Foods vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu ngành kem với thị phần tăng từ 38,1% (2016) lên 41,4% (2019) nhưng kết quả hoạt động kinh doanh có nhiều biến động mạnh. Như năm 2018, công ty kinh doanh không hiệu quả khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 27,4 tỷ đồng.

đề ra chiến lược cho ngành kem tập trung vào nhóm sản phẩm kem cốt lõi, vòng quay bán hàng nhanh, biên lợi nhuận cao.

Kido đề ra chiến lược cho ngành kem tập trung vào nhóm sản phẩm kem cốt lõi, vòng quay bán hàng nhanh, biên lợi nhuận cao.

Việc tỷ lệ sở hữu của Kido tại công ty là 65%, cơ cấu cổ đông độc lập khiến tập đoàn mẹ không thể tập trung toàn lực hỗ trợ cũng như giúp công ty con này tận dụng triệt để các lợi thế về tài chính, quản trị và chiến lược của tập đoàn mẹ. Do đó, hội đồng quản trị xác định, việc sáp nhập Kido Foods vào Kido là hoàn toàn cần thiết.

Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị KDC khẳng định, Tập đoàn đang xây dựng chiến lược cho Tường An là tận dụng thương hiệu lâu năm và tập trung dòng dầu ăn cao cấp, tốt cho sức khỏe. Với Vocarimex sẽ tập trung phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp, xuất khẩu.

Song song đó, Tường An và Vocarimex sẽ hỗ trợ nhau trong phát triển sản phẩm B2B... Riêng với kế hoạch M&A và chuyển sàn về HoSE cho Vocarimex và KDF, công ty đang chờ thời cơ. Với Vocarimex muốn chuyển sàn phải chờ Nhà nước thoái vốn.

Với ngành thực phẩm đóng gói, công ty sẽ cao cấp hóa sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, tăng cường phát triển thương hiệu. Ngoài đẩy mạnh kênh bán lẻ, năm nay công ty sẽ đẩy mạnh kênh công nghiệp.

Hiện phân khúc khách hàng công nghiệp đang chiếm một phần ba tỷ trọng quy mô ngành dầu tại Việt Nam. Do đó, công ty sẽ đẩy mạnh khối doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đối tượng có nhu cầu cao về công thức dầu chuyên biệt để sản xuất thành phẩm.

Song song đó, công ty sẽ định hướng đẩy mạnh việc tìm kiếm và cơ hội xuất khẩu dầu ăn sang các thị trường mới. Công ty cũng sẽ hỗ trợ các công ty thành viên nghiên cứu và phát triển nhóm sản phẩm đặc thù cho mỗi thị trường.

Đối với ngành thực phẩm đông lạnh, tập đoàn sẽ tập trung phát triển sản phẩm cốt lõi, cơ cấu lại danh mục sản phẩm sữa chua để thâm nhập lại thị trường.

Mục tiêu của KDF là trở thành công ty thực phẩm đông lạnh số 1 tại Việt Nam. Theo đó, Công ty đề ra chiến lược cho ngành kem tập trung vào nhóm sản phẩm kem cốt lõi, vòng quay bán hàng nhanh, biên lợi nhuận cao, với 4 phân khúc.

Phân khúc phổ thông, trung cấp đều có nhãn hàng là Merino, mục tiêu dẫn đầu hai phân khúc này thông qua việc cải tiến chất lượng, ưu tiên hướng đến sản phẩm có hương vị truyền thống, phù hợp khẩu vị vùng miền, thay đổi bao bì bắt mắt hơn.

Phân khúc cận cao cấp và cao cấp có nhãn hàng là Celano. Chiến lược của KDF với 2 phân khúc này là đẩy mạnh sản phẩm cao cấp, cải thiện chất lượng ngon hơn và tương đương sản phẩm ngoại nhập.

Trong năm 2018, KDF đã thành công với kem cá, có chất lượng không thua kém kem nhập khẩu của nhiều thương hiệu lớn. Đồng thời, KDF hướng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ hiện nay, để đón đầu trào lưu mới.

Kem và sữa chua bị cạnh tranh với các thương hiệu lớn

Chiến lược phát triển của KDC hướng tới 2 mảng chính là dầu ăn và kem - sữa chua. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, 2 mảng kinh doanh chính đóng góp trọng số trong cơ cấu doanh thu là dầu ăn và kem - sữa chua đang gặp áp lực cạnh tranh cao.

Đơn cử đối với mảng dầu ăn, trước khi có sự xâm nhập của KDC, các doanh nghiệp như Tường An, Nhà Bè và Vocarimex có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau. Tính tới 31/12/2018, KDC đã chính thức sở hữu 2 trong 3 doanh nghiệp nội có thị phần dầu ăn lớn là Trường An (vào tháng 11/2016) và Golden Hope Nhà Bè (vào tháng 11/2018), cũng như sở hữu chi phối Vocarimex (vào tháng 7/2017), gián tiếp qua Vocarimex sở hữu 24% của danh nghiệp dầu ăn lớn còn lại trong ngành là Cái Lân.

Mặc dù KDC đã cơ cấu lại để mỗi doanh nghiệp phát triển mạnh một phân khúc, nhưng áp lực cạnh tranh vẫn gay gắt do Cái Lân ít bị chi phối bởi KDC. Ðặc biệt, kể từ tháng 5/2017, Việt Nam chính thực chấm dứt thuế tự vệ đối với dầu nhập khẩu nên áp lực cạnh tranh trở nên mạnh mẽ hơn khi nhiều doanh nghiệp nhập khẩu dầu về bán, cũng như nhà đầu tư ngoại đã đầu tư mạnh vào Việt Nam.

Chẳng hạn, Tập đoàn Musim Mas, một trong những nhà sản xuất dầu thực vật lớn nhất thế giới, đã xây dựng nhà máy có vốn đầu tư 71,5 triệu USD, công suất thiết kế 1.500 tấn/ngày tại Việt Nam.

Ðiểm đáng lưu ý nữa là ngành hàng dầu ăn không có sự khác biệt lớn về sản phẩm, chủ yếu cạnh tranh bằng thương hiệu, thói quen người tiêu dùng, cũng như giá cả, do đó các doanh nghiệp trong ngành đã bước vào giai đoạn cạnh tranh về giá.

Với kem và sữa chua, đây là mảng lớn thứ 2 trong doanh thu, tiếp tục bị cạnh tranh với các thương hiệu lớn, tiềm lực tài chính mạnh. Cụ thể, doanh thu thuần của Kido Foods quản lý mảng kem - sữa chua giảm 15,9% so với năm 2017.

Lý do được đưa ra là nhu cầu giảm và cạnh tranh gia tăng ở cả mảng kem - sữa chua, mặc dù Công ty liên tục đưa ra các đợt khuyến mại nhãn hàng kem Merino, Celano, Wel Yo & Merino… để thu hút khách hàng.

Dầu ăn đã vượt mảng cốt lõi

Đánh giá về hiệu quả đầu tư đa ngành của kido, ông Thành cho biết, thời kỳ khó khăn của KDC xem như đã qua, sẽ có những phát triển vượt bậc, cộng thêm đầu tư cho các ngành chuẩn bị tham gia, chưa triển khai, đợi thị trường thuận lợi là triển khai và các khoản đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả.

“Một công ty bán đi ngành cốt lõi thì khả năng thành công trở lại với ngành hàng mới thực sự là khó. Tuy nhiên, hiện ngành dầu ăn đang tăng với tỷ lệ hàng năm rất cao. Sau 3 năm KDC đã tương đối hiểu biết nhiều về ngành này như các đối tác quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá thành, chiết khấu… thậm chí phối hợp cùng các ngân hàng để giảm bớt ảnh hưởng biến động nguyên liệu”, ông Thành chia sẻ.

Sau khi bán hoàn toàn mảng bánh kẹo, trong thời gian qua KIDO đẩy mạnh đầu tư vào ngành hàng lạnh như kem ăn, sữa chua và dầu ăn. Đáng chú ý, ở mảng dầu ăn dù chỉ mới tham gia vào thị trường này được vài năm nhưng hiện nay KIDO đã nhanh chóng phát triển được thị phần lớn là nhờ đầu tư qua hình thức M&A, thâu tóm hoặc mua cổ phần chi phí của các công ty dầu ăn lớn trên thị trường, gồm Vocarimex, Tường An, Golden Hope Nhà Bè. Theo doanh nghiệp này, doanh thu ngành dầu ăn của công ty hiện đã vượt xa doanh thu mảng cốt lõi trước đây của công ty là bánh kẹo.