>>“Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình

Hàng nghìn nhân viên bán sức lao động cho tôi, trao cho tôi lòng tin, tôi sẽ làm mọi cách để không khiến họ thất vọng.

Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên - Shark Liên. Ảnh:

Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên - Shark Liên. Ảnh: Nhân Mã

Doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên chia sẻ về triết lý kinh doanh cần phải mang lại giá trị cho cộng đồng.

Bà Liên luôn xem việc kinh doanh là “sinh kế và cuộc sống” của hàng nghìn nhân viên. Đây là động lực để nữ doanh nhân đưa hệ sinh thái của mình phát triển.

Trong hành trình đưa doanh nghiệp vượt bão Covid-19, Shark Liên chia sẻ: “Kinh doanh chỉ hướng đến lợi nhuận là câu chuyện đã cũ, ít nhất với tôi. Bây giờ, chuyện kinh doanh không còn là việc của riêng tôi nữa, mà đó là cuộc sống và lòng tin của hàng nghìn người khác”.

Shark Liên cho biết đại dịch ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhờ chuẩn bị nhiều phương án dự trù từ những ngày đầu Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, bà đã giảm thiểu được rủi ro, bất lợi.

Không những không phải cắt giảm nhân sự, hàng nghìn nhân viên của bà còn được đảm bảo mức lương và nhận đúng kỳ hạn. Đây là cách bà đưa các doanh nghiệp vượt qua bão Covid-19 và giữ vững lời hứa của mình.

Từ khi khởi nghiệp, Shark Liên đã đề ra tôn chỉ “phải thu phục được lòng tin của người khác”. Không ít lần bà chia sẻ làm kinh doanh, lãnh đạo hay hoạt động thiện nguyện giống nhau ở một điểm, đó là phải có được lòng tin của người khác.

Để có được sự tin tưởng của mọi người, bà đã nỗ lực từ những tháng năm bắt đầu sự nghiệp. Mọi công việc tham gia, bà đều nghiêm túc chinh phục để thu nhận thành quả, góp phần tạo nên giá trị bền vững. Bà mong muốn xây dựng được niềm tin rằng: “Không ai bị bỏ rơi khi đi theo Shark Liên”.

Ngoài đầu tư, kinh doanh, nữ doanh nhân còn tổ chức các hoạt động thiện nguyện, truyền năng lượng và trao cơ hội cho cộng đồng trên nhiều cương vị khác nhau để xây dựng lòng tin.

Quả ngọt bà thu về là sự trân trọng và niềm hạnh phúc của những người nhận được tấm lòng bà trao đi, thái độ lăn xả của hàng nghìn cộng sự với các dự án bà điều hành. Thành công ấy còn được đong đếm bằng sự phát triển bản thân và thay đổi cuộc sống của những người trong cộng đồng mà bà tạo nên.

>>Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu

>>Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch

>>Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

>>Dấu ấn văn hoá người đứng đầu

Người làm kinh doanh muốn thành công cần có cái đầu lạnh cho những con số. Nhưng khi đã đạt được thành công với những dự án và công ty của mình, họ sẽ hướng tới mục tiêu rộng mở, ý nghĩa hơn.

Theo ngôn ngữ của các nhà kinh tế học, doanh nhân là người biết tạo ra “giá trị thặng dư” một cách hiệu quả nhất và họ đã làm được. Con đường và cách làm ra giá trị thặng dư trong sản xuất và lưu thông ấy phản ánh thành quả của doanh nghiệp cũng như “Đạo làm giàu” gắn với doanh nhân, doanh nghiệp hay doanh thương.

Trước đây, trong một thời gian dài người ta quan niệm văn hóa và kinh doanh là hai lĩnh vực khác biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả. Người ta lập luận rằng, văn hóa hướng tới các giá trị của Chân- Thiện- Mỹ, còn kinh doanh không có mục đích nào khác ngoài việc kiếm tiền.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm này đã không còn phù hợp. Văn hóa không chỉ là thứ phúc lợi tinh thần, là cái đẹp để thưởng thức, mà còn có mối quan hệ hữu cơ với kinh doanh. Văn hóa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Đối với một doanh nhân, ngoài những phẩm chất cần có, như tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, hiểu biết, nhanh nhạy trong kinh doanh, có đạo đức, có tâm trong sáng, biết tổ chức, hợp tác, tôn trọng mọi người nhằm tạo ra hiệu quả cho xã hội thì những ứng xử với cấp dưới, với đồng nghiệp, với bạn hàng sẽ góp phần tạo nên văn hóa doanh nhân.

Doanh nhân ngày càng có vị trí cao trong xã hội, đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Do đó, đề cập đến văn hóa doanh nhân là để các doanh nhân có thể góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước bền vững.

Cũng như để bản thân các doanh nghiệp phát triển bền vững, đó là điều mà doanh nhân nào cũng mong muốn. Trong thời kỳ phát triển và hội nhập, văn hóa doanh nhân phải góp phần tạo nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh của lớp doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập. 

Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022.

Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua.