Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) vừa có báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2 và sáu tháng đầu năm 2021.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) trong Quý 2/2021 tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 5,06% của cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) trong Quý 2/2021 tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 5,06% của cùng kỳ năm 2020.

Nhìn chung, VEPR đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2021 nhưng diễn biến phức tạp trước tình trạng lây lan phức tạp của dịch bệnh trong cuói Quý 2/ 2021 và đầu Quý 3/2021, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân cũng như quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của VIệt Nam. 

Cụ thể,Theo VEPR, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,61% trong Quý 2/2021. Trong đó, tăng trưởng của các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng trong sáu tháng đầu năm. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 3,82% , khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36% và khu vực dịch vụ tăng 3,96% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: TCTK

Nguồn: TCTK

So với cùng kỳ năm 2020, Quý 2/2020 ghi nhận ngành nông nghiệp tăng 3,83%, lâm nghiệp tăng 4,1% và thủy sản tăng 4,96%. Trong đó, ngành thủy sản tăng trưởng mạnh mẽ trở lại nhờ vào sự hồi phục về cầu của các thị trường nước ngoài. Ngành nông nghiệp tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh của Quý 1/2021 dựa trên điều kiện thời tiết thuận lợi cùng với việc kiểm soát được các loại dịch bệnh ở lợn và dịch cúm gia cầm giúp năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá.

Trong quý 2/ 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%, thấp hơn mức của quý 2/ 2019 nhưng cao hơn tốc tăng của năm 2020. Đối với các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong Quý 2/ 2021 với tốc độ tăng trưởng là 13,84% và chỉ thấp hơn cùng kỳ các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 2011 – 2021.

Mặt khác, do sản lượng khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tiếp tục giảm trong Quý 2/2021 nên ngành khai khoáng suy giảm 4,68%. Do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên ngành xây dựng tăng 4,82%, mức tăng này chỉ cao hơn Quý 2/2020 (4,59%) trong giai đoạn 2014 – 2020.

Trong khu vực dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương để phòng chống dịch bệnh. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,48% của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2011-2021.

Tăng trưởng kinh tế theo khu vực (đơn vị: %)

Tăng trưởng kinh tế theo khu vực (đơn vị: %). Nguồn: TCTK

Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 6 tháng đầu năm 2021 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất của khu vực dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,57 điểm phần trăm. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 0,39%, làm giảm 0,02 điểm phần trăm, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 5,02%, làm giảm 0,12 điểm phần trăm. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) trong Quý 2/2021 tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 5,06% của cùng kỳ năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,3%. Chỉ số tồn kho tiếp tục tăng mạnh theo diễn biến như quý trước với tốc độ tăng trưởng là 24,3%, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (26,7%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp vẫn đang bị đình trệ trong sản xuất và phải thu hẹp quy mô sản xuất.

Kỳ II: Sản xuất gặp nhiều bất lợi