Theo báo cáo “Cuộc cách mạng kỹ năng” của ManpowerGroup, những mỗi đe dọa chính của lực lượng lao động toàn cầu hiện nay có thể kể đến là tự động hóa, AI, Robot và số hóa. Đặc biệt, tự động hóa có thể thay thế đến 45% các tác vụ trong công việc và 5% toàn bộ các công việc. Điều này lý giải con số mà ManpowerGroup đưa ra về việc hơn 90% nhà tuyển dụng dự đoán doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi số hóa trong 2 năm tới.

Tại Việt Nam, lực lượng lao động trẻ được xem là lợi thế quan trọng và chúng ta có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) cao trong khu vực ASEAN nhưng nhìn chung vẫn đi sau rất nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thailand, Phillipines,..

Theo số liệu do ManpowerGroup đưa ra gần đây thì tổng số lao động của Việt Nam hiện khoảng 55.92 triệu người, trong đó, tỉ lệ người thất nghiệp là 2.3%, tỉ lệ có kỹ năng tiếng Anh 5% và tỷ lệ người phụ thuộc ở mức 9.4%. Đặc biệt, báo cáo này cũng cho thấy tình trạng Việt Nam đang thiếu lao động chuyên môn cao, cụ thể, tỷ lệ lao động có tay nghề cao chỉ ở mức 11%, trong khi có đến 40% lao động không có chuyên môn bên cạnh 49% lao động có tay nghề trung bình. 

Tỷ lệ lao động có tay nghề cao của Việt Nam đang ở mức rất khiêm tốn

Tỷ lệ lao động có tay nghề cao của Việt Nam đang ở mức rất khiêm tốn

Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực chính là “động lực” chính quyết định việc Việt Nam có bắt kịp chuyến tàu 4.0 hay không. Hiện nay, vấn đề nâng cao trình độ và năng suất lao động đang được cả xã hội quan tâm, nhiều nhiều giải pháp đã và đang được triển khai nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt kỳ vọng thể hiện qua con số 11% lao động có tay nghề cao. Tất nhiên, trong số 11% lao động được xếp vào hạng có tay nghề cao này thì số lượng đạt đến trình độ chuyên gia chắc chắn sẽ càng khiêm tốn hơn.

Thách thức là rất lớn nhưng cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam cũng không nhỏ. Ông Simon Matthews, Tổng giám đốc ManpowerGroup Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông cho biết “Tương lai của thế giới việc làm sẽ rất rộng mở. Cụ thể trong khu vực kinh tế ASEAN (AEC), từ năm 2018 trở đi, khi các quốc gia thành viên dần mở rộng cơ hội cho người lao động được tự do tìm việc làm trong nội khối, sự cạnh tranh việc làm sẽ “nóng” dần lên. Khi đó, người lao động nào có bộ kỹ năng phù hợp để thích nghi với môi trường lao động mới sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. "Có thể nói kỹ năng sẽ trở thành đơn vị tiền tệ mới trong kỹ nguyên nhân tài” - ông Simon Matthews nhấn mạnh,