Chủ tịch tỉnh Lai Châu phát biểu tại buổi gặp mặt doanh nghiệp đầu năm 2021.

Chủ tịch tỉnh Lai Châu phát biểu tại buổi gặp mặt doanh nghiệp đầu năm 2021.

Tỉnh Lai Châu có diện tích lớn, khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển các loại cây trồng nông - lâm nghiệp. Đến nay, Lai Châu đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia trồng và phát triển rừng kinh tế, rừng nguyên liệu phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Hội đủ tiềm năng

Là một trong những địa phương có mật độ sông suối lớn, từ 5,5 - 6 km/km2, trong đó có một số sông lớn có độ dốc cao, dòng chảy siết là một nguồn thủy năng lớn để Lai Châu phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Về du lịch, tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng.

Cùng với đó, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu có hơn 120 điểm khoáng sản, với nhiều chủng loại khác nhau. Đặc biệt, Lai Châu còn có nhiều mỏ đá vôi, nhiều mỏ có hàm lượng canxi lớn, có thể khai thác để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng.

Ông Mai Xuân Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lai Châu cho biết, với những tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, Tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương. Trong đó, tỉnh tập trung vào các mục tiêu, lĩnh vực quan trọng, như: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thu hút, khuyến khích đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, các mục tiêu về đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng hành cùng chính quyền cải thiện môi trường đầu tư

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lai Châu được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2019. Tuy còn non trẻ nhưng cũng đã phát huy được vai trò “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng Doanh nghiệp. Các hoạt động của Hiệp hội bước đầu đã thể hiện được là trung tâm đoàn kết, đại diện cho tiếng nói, lợi ích chính đáng của hội viên được lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành trong tỉnh và đông đảo doanh nghiệp, hội viên ghi nhận, ủng hộ.

Theo ông Mai Xuân Hà, thời gian qua, Hiệp hội đã tích cực triển khai, tuyên truyền chủ trương chính sách của các cấp chính quyền. Hiệp hội Doanh nghiệp cũng kiến nghị tới các cấp để banh hành các chính sách thiết thực hỗ trợ tiếp sức cho các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.c doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Trong bối cảnh đó, Chính phủ cũng như tỉnh Lai Châu nói riêng đã kịp thời chia sẻ, hỗ trợ cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức này, cụ thể như: chỉ đạo các ngành ngân hàng, thuế, bảo hiểm… kịp thời chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; lãnh đạo tỉnh gặp mặt lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp kịp thời; tổ chức kết nối doanh nghiệp với người lao động mất việc làm…

Tuy nhiên, Hiệp hội Doanh nghiệp cũng kiến nghị, để tiếp sức cho các doanh nghiệp phục hồi, phát triển, tỉnh cần triển khai, ban hành các cơ chế chính sách thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp, doanh nhân, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư đổi mới, phát triển, sáng tạo sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, các cấp chính quyền trong tỉnh tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; Tăng cường công tác đối thoại đối với các doanh nghiệp; quan tâm hơn nữa đến các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nhất là nhóm doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch.

Đặc biệt, để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, tỉnh cần tiếp tục tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực hơn; Chủ động đổi mới phương pháp tiếp cận các nhà đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh.