Theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ phải đảm bảo chính sách tiền tệ hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng...

p/Nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục đua tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục đua tăng lãi suất huy động

>>> Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất: Chính sách tiền tệ bình thường hóa hậu đại dịch

“Thế khó” của NHNN

Theo đó, NHNN sẽ phải đáp ứng được nhu cầu vốn, qua đó tiếp tục hỗ trợ phục hồi và tăng tốc tăng trưởng; đồng thời không thể mở rộng cung tiền, giữ tỷ giá ổn định, tránh tác động đến lạm phát. Ở góc độ lãi suất, cách thức ứng phó lạm phát như FED sẽ là tiếp tục tăng lãi suất.

Song, việc tăng lãi suất lúc này sẽ không chỉ khiến giá hàng hóa bị đẩy lên, mà còn khiến việc tăng cường đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế bị chững lại, làm giảm tốc độ tăng trưởng.

“Thế kẹt” của NHNN vì vậy có thể cho thấy quyết định của cơ quan này từ nay đến cuối năm: NHNN sẽ tiếp tục giữ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, dù áp lực lạm phát không còn căng như thời điểm giá xăng chảy quanh mốc 30.000đ/lít.

>>> FED tăng lãi suất gây sức ép lên các nền kinh tế

Lãi suất sẽ ra sao?

Theo lãnh đạo NHNN khẳng định, NHNN vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%.

Ghi nhận tại ngày Quyết định nâng lãi suất của NHNN có hiệu lực, một loạt các ngân hàng như SHB, ACB, Kienlongbank, VietCapital Bank, Bac A Bank,

Ghi nhận tại ngày Quyết định nâng lãi suất của NHNN có hiệu lực, một loạt các ngân hàng như SHB, ACB, Kienlongbank, VietCapital Bank, Bac A Bank, VIB... đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi; trong khi các ngân hàng nhóm Big 4 Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank chưa có động thái điều chỉnh lãi suất huy động thêm kể từ mức thay đổi trước 23/9 (ảnh minh họa)

Do đó, nguồn vốn tín dụng ngoài phần room tín dụng vừa được NHNN phân bổ cho 15 TCTD, có thể chờ đợi phần room còn lại theo ước tính khoảng 200 nghìn tỷ đồng- nhưng vẫn thuộc khuôn khổ của 14%.

NHNN sẽ điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục chỉ đạo TCTD giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay. Điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Bên cạnh đó, TCTD hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro. Về tỷ giá, NHNN sẽ điều hành linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát nhập khẩu.

(Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú)

Quyết định nói trên của NHNN cũng được TS. Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) ủng hộ. Ông cho rằng: "Tăng trưởng tín dụng 14% là hợp lý cả về ngắn hạn, dài hạn. Nếu nới lỏng hơn, thì áp lực lên lãi suất, tỷ giá rất lớn, tạo nguy cơ chảy máu vốn".

GS Andreas Hauskrecht, Đại học Indiana (Mỹ) cũng khuyến nghị Việt Nam không nên giảm giá tiền đồng, cũng không tăng lãi suất bởi có thể gây bất ổn tài chính. Thay vào đó, Việt Nam nên dùng các công cụ tài chính thận trọng, an toàn.

“Việc các NHTMCP đua tăng lãi suất huy động như thời gian vừa qua chỉ đáp ứng thanh khoản ngắn hạn và để ứng phó với quy định về hạ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ ngày 1/10 tới đây. Điều này cũng sẽ gây áp lực lên lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, nhưng sẽ có độ trễ nhất định. Do đó từ nay đến cuối năm, lãi suất cho vay có thể sẽ nhích tăng nhưng không quá căng”, một chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã chính thức có lần thứ ba liên tiếp tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào ngày 21/9, và ngay sau đó NHNN Việt Nam đã có quyết định tăng lãi suất điều hành, nâng lãi suất tiền gửi lên 1%, có hiệu lực từ 23/9, thì lãi suất đầu ra lại chịu thêm áp lực mới. Giới chuyên môn cho rằng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong phiên họp Chính phủ ngày 22/9, yêu cầu NHNN nghiên cứu nâng lãi suất điều hành, lãi suất huy động, nhưng giữ ổn định lãi suất vay để hỗ trợ nền kinh tế, thì trước mắt lãi suất vay có thể chưa lập tức chịu điều chỉnh ngay. Theo đó, các ngân hàng có thể sẽ phải thu hẹp NIM để vừa tăng chi phí huy động, vừa giảm giá vốn cho vay ra.