Đó là một trong những điểm đáng chú ý được báo cáo về “Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam” do JETRO thực hiện, công bố mới đây. 

Cụ thể, 48,2% trên tổng số 787 doanh nghiệp Nhật Bản trả lời khảo cho biết gặp phải những khó khăn như vừa nêu. Bên cạnh đó, những rào cản thương mại này lại có xu hướng gia tăng, với mức tăng 1,3 điểm so với khảo sát trong năm 2017.

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài.

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng tình với quan điểm này, GS, TSKT Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài, cũng đã chỉ ra những hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư FDI nói chung và dòng vốn từ Nhật Bản nói riêng.

Cụ thể, “Môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa đạt chuẩn như Nhật Bản. Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh khá cao do pháp luật thường xuyên thay đổi, nhất là các luật về thuế, thủ tục hành chính về hải quan thuế, thị trường còn khá phức tạp”, GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài khẳng định.

Cùng chung quan điểm này, còn nhớ tại buổi gặp gỡ giữa giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 12/2018, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng chỉ ra rằng, mặc dù môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện tuy nhiên, thủ tục hành chính có phát sinh nhiều vấn đề mới. Cụ thể, năm 2018 có 16 nội dung phát sinh mới, phần lớn liên quan đến thuế, hải quan và 22 nội dung đánh giá lại các vấn đề của các năm 2016- 2017.

Xuất phát từ những kiến nghị thực tế của doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động kinh doanh tại môi trường đầu tư Việt Nam, GS. TSKH Nguyễn Mại chỉ ra: "Đó là những vấn đề cơ bản và thời sự mà Việt Nam cần đẩy nhanh hơn công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, thủ tục hành chính theo định hướng mà Chính phủ đang triển khai thực hiện.

Ông cũng đề xuất, để tiếp tục thu hút các tập đoàn lớn vào những dự án công nghệ hiện đại phù hợp với các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới, cũng như các dự án công nghệ cao từ Nhật Bản thì Việt Nam cần điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư không chỉ về thuế, mà còn về tài chính, tiếp cận thị trường, tiếp cận đất đai, đặc biệt là lưu ý đến yếu tố thời gian để giảm thiểu quá trình từ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, cần giải quyết những vướng mắc cụ thể đối với từng dự án để thích ứng với điều kiện của loại hình doanh nghiệp này.

Ts

TS S Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Đồng tình với quan điểm của GS. TSKH Nguyễn Mại, TS Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng chỉ ra, không gì bằng sự rõ ràng, minh bạch từ phía doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về thủ tục hành chính.

Cũng theo GS.TSKH Nguyễn Mại, trong thế giới đầy biến động và khó lường về chính trị và kinh tế như hiện nay, trong điều kiện chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang được phục hồi tại chính quốc gia đứng đầu thế giới và một số cường quốc khác… thì việc Việt Nam có những đồng minh chiến lược đáng tin cậy như Nhật Bản là hết sức quan trọng, bởi vì giữa Việt Nam và Nhật Bản không có những xung đột về lợi ích, nhưng lại có những điểm tương đồng về quan điểm chính trị, hợp tác quốc tế, bối cảnh khu vực.

Do đó, Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở nên thân thiết hơn, hợp tác có hiệu quả hơn vì lợi ích của hai nước, nhất là đối với Việt Nam mở rộng quan hệ toàn diện với Nhật Bản – một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới lấy chất lượng và hiệu quả kinh tế xã hội làm nhân tố quyết định, là điều kiện để Việt Nam có thể tiến cùng thời đại trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.