H

Nhà đầu tư Mỹ ở Việt Nam đang cung cấp hàng tiêu dùng chất lượng cao, các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, công nghệ và dịch vụ. 

Hiện nay, doanh nghiệp Mỹ là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Nhà đầu tư Mỹ ở Việt Nam đang đầu tư vào hoạt động sản xuất, cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp hàng tiêu dùng chất lượng cao, các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, công nghệ và dịch vụ.

Theo đó, các công ty Hoa Kỳ đã đầu tư hàng tỷ USD tại Việt Nam và tích hợp Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với sự tăng trưởng trong năm 2018 là 14% so với năm 2017.

Từ khi thành lập, AmCham đã khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam mà còn giúp phát triển toàn bộ hệ sinh thái của các công ty địa phương và các doanh nhân Việt Nam. Theo đó, AmCham hoàn toàn ủng hộ cam kết của Chính phủ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và sự tham gia ngày càng tăng của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện nay, AmCham hiện đang phối hợp chặt chẽ với chương trình LinkSME trị giá 22 triệu USD của USAID, chương trình sẽ giúp tích hợp các công ty Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các loại hình chương trình này không chỉ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tìm được đối tác tốt mà còn giúp phát triển kinh tế Việt Nam một cách toàn diện.

Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã công bố chương trình hợp tác giữa các thành phố thông minh trong khu vực Hoa Kỳ-ASEAN. Theo đó, tại Việt Nam có 3 thành phố: Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM. Dự án nhằm giúp chống lại các thách thức như tắc nghẽn giao thông, chất lượng nước và không khí, an ninh số… 

Hiện nay, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc đã làm dấy lên những lo ngại về rủi ro của các cơ sở sản xuất tập trung ở một quốc gia đơn lẻ và các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia, trong đó nhà đầu tư Mỹ đang thực hiện việc tái tổ chức chuỗi cung ứng.

Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của AmCham đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Trung Quốc cho thấy, một phần ba doanh nghiệp đã di dời hoặc đang cân nhắc di chuyển một số cơ sở sản xuất của họ ra nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Ngoài ra, một cuộc khảo sát riêng biệt của các công ty nước ngoài từ các quốc gia khác cho thấy phần lớn trong số họ đang cân nhắc dịch chuyển sản xuất kinh doanh sang khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Việt Nam có thể tận dụng triệt để cơ hội này để tiếp tục giữ vững tốc độ kinh tế tăng trưởng kinh tế nhanh chóng?

Với vai trò là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, các công ty Hoa Kỳ rất quan tâm đến sự thành công tiếp nối của thị trường Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và có chính sách pháp luật ổn định để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, và cải thiện môi trường kinh doanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài cần có một môi trường hỗ trợ và công bằng như nhau để cùng phát triển, và mối quan hệ của họ với các cơ quan hành chính cần phải tương hỗ và minh bạch.

Các vấn đề nêu trên sẽ góp phần tạo niềm tin của chúng tôi rằng môi trường đầu tư, kinh doanh có thể được cải thiện bằng các động thái tăng năng suất và giảm chi phí cũng như rủi ro kinh doanh tại Việt Nam. Quan trọng hơn, việc giảm chi phí và rủi ro kinh doanh sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam – rất nhiều trong số đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh- khởi nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh và tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam.

AmCham sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối hỗ trợ và mang tính xây dựng, không chỉ để khiếu nại mà còn góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh nhằm giúp khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn ở Việt Nam.