>> NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT: Cảm phục cô giáo 16 năm lái đò đưa học sinh đến trường

Chiến sĩ cảnh sát Thái Ngô Hiếu thực hiện sơ cứu tại chỗ, cứu sống các nạn nhân.

Chiến sĩ cảnh sát Thái Ngô Hiếu thực hiện sơ cứu tại chỗ, cứu sống các nạn nhân.

Câu chuyện Trung uý Thái Ngô Hiếu, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Đồng Nai vì đã có hành động dũng cảm, cứu được 4 người bị đuối nước tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng 10/4 vừa qua đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

Trước đó, tối 10/4, một clip lan truyền trên mạng xã hội về hình ảnh người đàn ông ra sức hô hấp nhân tạo cho nhóm người bị đuối nước tại vùng biển xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Clip được chia sẻ nhanh chóng với nhiều lời khen ngợi dành cho người đàn ông vừa dũng cảm vừa có kỹ năng cứu người.

Ngay sau đó, sáng 11/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, khen ngợi và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định thăng cấp bậc hàm sĩ quan nghiệp vụ từ Trung úy lên Đại úy cho chiến sĩ Thái Ngô Hiếu vì có thành tích đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến chuyện được khen thưởng, biểu dương, Trung uý Thái Ngô Hiếu cho biết, bản thân không hề chờ đợi việc được khen ngợi hay công nhận sự xả thân của mình từ người khác. Mọi hành động cứu người của anh đều xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của chiến sĩ cảnh sát cứu nạn, cứu hộ.

Vâng! Ấy là anh nói vậy, nhưng cá nhân tôi biết cho đến nay, hình ảnh người lính cứu hộ ngày càng trở nên gần gũi với nhân dân, được nhân dân yêu mến và gọi là những người hùng. Để được như thế, lính cứu hộ phải trải qua quá trình rèn luyện hết sức nghiêm túc và vất vả.

Phải! Làm lính cứu hộ không đơn giản. Hằng ngày phải tập thể lực như chạy bộ trên đường bằng, chạy cầu thang, hít xà, hít đất, leo thang dây mang khí tài, tập bơi cự ly dài, tập lặn… Lính mới vô nghề thì cho tiếp cận dần với nhiệm vụ như khiêng băng ca, sờ… xác người cho quen.

Đến khi luyện được kỹ năng cũng như tinh thần vững vàng mới cho đi cứu hộ. Trong nhiều tình huống sinh tử, người lính cứu hộ phải có tinh thần thép mới có thể bảo toàn tính mạng của mình và hoàn thành nhiệm vụ.

>> NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Tấm lòng thầy thuốc cựu chiến binh

>> NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Ấm lòng người hồi hương 

Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định thăng cấp bậc hàm từ trung úy lên đại úy đối với chiến sĩ Thái Ngô Hiếu.

Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định thăng cấp bậc hàm từ trung úy lên đại úy đối với chiến sĩ Thái Ngô Hiếu.

Có thể nói, giữa thời bình, đâu đó trên dải đất hình chữ S của chúng ta vẫn có những câu chuyện, những hành động dũng cảm không quản gian khó, nguy hiểm, thậm chí cả sự hy sinh vì sự bình yên cuộc sống người dân.

Thực tế cho thấy, bao năm qua, hình ảnh những người lính cứu nạn, cứu hộ đã có mặt trong nhiều hoạt động khi người dân yêu cầu hỗ trợ như: Dầm mình trong dòng nước lạnh, lặn lội đêm khuya rà từng mét vuông trên sông nước tìm tung tích, thi thể nạn nhân, nhanh chóng đưa người và tài sản ra khỏi nơi bị nạn đến nơi an toàn, trèo lên những tòa nhà cao tầng, nóc nhà để khống chế những kẻ ngáo đá hay băng mình qua ngọn lửa để cứu người, cứu tài sản…

Những sự cố xảy ra đều không được báo trước và diễn ra bất cứ khi nào. Để làm tốt được công việc của mình, yêu cầu đặt ra cao nhất là tình yêu nghề, sự dũng cảm để xử lý nhanh tình huống. Tưởng đâu đó là hành động của các anh hùng trong tác phẩm điện ảnh, nhưng không, đó lại là công việc thường ngày của người lính cứu nạn cứu hộ.

Đó là những câu chuyện, những cảm nghĩ về hình ảnh người chiến sỹ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ. Những con người trông rất đỗi bình thường ấy, khi khoác lên bộ quân phục và được giao nhiệm vụ bỗng chốc trở nên mạnh mẽ, phi thường trước những thách thức, khó khăn.

Những việc làm ý nghĩa, thấm đượm nhân văn của những tấm gương điển hình như Trung uý Thái Ngô Hiếu nói riêng và những tấm gương sáng nói chung, được ví như những “ông Bụt” giữa đời thường. Việc làm, nghĩa cử của họ đã tạo nên sức lan tỏa lớn và tô điểm cho đời những gam màu tươi sáng, khơi dậy phong trào thi đua làm việc tốt trong cộng đồng. 

Vượt lên trên tất cả, đó là sự thể hiện đạo lý “thương người như thể thương thân” của dân tộc đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ từ nơi thuận lợi đến vùng khó khăn và qua nhiều thế hệ người Việt. Với đạo lý này, trong cuộc sống thường nhật không ít người đã có những hành động đẹp, những việc làm ý nghĩa giúp ích cho đời, cho cộng đồng xã hội.