>>>Thúc đẩy quản trị nguồn nhân lực số trong doanh nghiệp Việt

Bùng nổ từ thương mại điện tử

Theo ấn bản mới nhất của báo cáo e-Conomy SEA từ Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam đang có sự bùng nổ của nền kinh tế kỹ thuật số, dẫn đầu bởi lĩnh vực thương mại điện tử, đạt 14 tỷ USD trong năm nay. Trong khi tổng sản lượng hàng hóa kỹ thuật số của Việt Nam có khả năng đạt 23 tỷ USD trong năm nay, cao thứ ba trong khu vực sau 77 tỷ USD của Indonesia và 33 tỷ USD của Thái Lan.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử kéo theo sự gia tăng của các lao động tự do.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử kéo theo sự gia tăng của nguồn nhân lực lao động tự do.

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, lực lượng lao động tự do có trình độ, đang làm các công việc tự do bao gồm lái xe công nghệ hay giao đồ ăn cũng đang có chiều hướng gia tăng. Một số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động và Việc làm Việt Nam cho thấy, hiện có 20,6% lao động trình độ cao đang tham gia lái xe công nghệ, trong khi con số này ở nhóm giao hàng công nghệ và giúp việc gia đình lần lượt là 36,7% và 11,4%.

Với mật độ dân cư đông đúc ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM, những người làm công việc tự do như lái xe công nghệ hoặc giao hàng bình thường, trừ hết các khoản chi phí cũng có thể kiếm được mức lương từ 8 - 9 triệu đồng một tháng, chưa kể nếu chăm chỉ chạy thêm buổi tối mức lương có thể lên đến 15 triệu đồng.

Ở đây, nếu so sánh với một công việc của một sinh viên mới ra trường làm trong các doanh nghiệp, hoặc các cơ quan nhà nước thì mức lương của lái xe công nghệ đang vượt trội khá nhiều, chưa kể việc họ cũng không phải chịu hàng tá những áp lực từ công việc văn phòng, hành chính.

Chính vì vậy, đang có một xu hướng lựa chọn những công việc tự do của giới trẻ Việt Nam, thay vì việc phải gắn bó một công việc toàn thời gian tại một công ty cố định. Điều này được nhìn thấy thông qua khảo sát, nền kinh tế việc làm tự do đang có mức độ ổn định khá cao, khi 82,2% người lao động coi đây là việc làm chính của họ và có đến 94,1% người lao động không hoặc chưa có dự định chuyển việc trong khoảng 2 – 5 năm tới.

>>>NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 6) Nguồn nhân lực cho thời kỳ mới

>>>Tháo điểm nghẽn về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp du lịch

Sự lãng phí nguồn nhân lực

Khái niệm “công việc tự do” đã tồn tại từ lâu, song nền kinh tế việc làm tự do như chúng ta biết ngày nay chỉ được bắt đầu hình thành sau cuộc suy thoái năm 2008, khi thị trường việc làm yếu dẫn đến sự gia tăng của công việc tự do. Kể từ đó, Internet và công nghệ hiện đại đã biến đổi thị trường công việc, giúp mọi người dễ dàng kiếm thêm thu nhập, tham gia vào các ngành công nghiệp mới và kiểm soát thời gian làm việc của họ.

Sự gia tăng của lao động tự do là sự lãng phí nguồn nhân lực.

Sự gia tăng của lao động tự do là mối quan tâm lãng phí nguồn nhân lực.

Ngày nay, định nghĩa “gig economy” là một hệ thống thị trường lao động tự do bao gồm hợp đồng hoặc công việc tự do, được hoàn thành trên cơ sở tạm thời hoặc ngắn hạn. Thông thường, công việc này được thực hiện trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ và nó thường có giờ và ngày làm việc linh hoạt.

Ngay cả nước Mỹ, ở thời điểm hiện tại cũng đang có đến gần 60 triệu người tham gia vào nền kinh tế việc làm tự do, chiếm gần 40% lực lượng lao động quốc gia này, theo một thống kê của McKinsey & Company, công ty tư vấn quản trị toàn cầu. Đây là hệ quả của việc bùng nổ nền kinh tế chia sẻ từ các nền tảng kỹ thuật số như Airbnb, Uber và Upwork, cho phép một nhóm lao động lớn hơn được kết hợp với người tiêu dùng. Ngoài ra, đó là tình trạng sa thải hàng loạt trong thời kỳ đại dịch và các vấn đề về chi phí sinh hoạt có thể đã thúc đẩy một số lượng lớn người lao động trở thành những người lao động tự do.

Nhưng, với câu chuyện ở Việt Nam, có thể mọi thứ sẽ khác. Theo đánh giá của các tổ chức lao động quốc tế, nguồn nhân lực Việt Nam hiện tại còn mất cân đối xét trên nhiều khía cạnh, hầu hết chỉ tiêu về nhân lực của Việt Nam đều thấp, ngay cả khi so sánh với các nước trong khối ASEAN. Đây được coi là tình trạng “vừa thừa - vừa thiếu”, thừa về số lượng nhân công giá rẻ, nhưng lại thiếu lực lượng tay nghề có chuyên môn cao.

Khi nhìn vào số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động và Việc làm người ta có thể nhận ra một sự lãng phí nhất định về nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam khi ngày càng nhiều người lao động có trình độ cao tham gia vào nền kinh tế tự do. Điều này cũng đang cho thấy sự bất cập trong các chính sách việc làm của đất nước.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề được đặt ra trong nền kinh tế làm việc tự do khi việc làm và thu nhập bấp bênh là những đặc điểm của nền kinh tế này. Thêm vào đó, người lao động cũng không được tiếp cận các chế độ an sinh xã hội như bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, hiện nay cũng không có quy định pháp lý thống nhất và người lao động phải chấp nhận các quy định, điều khoản do các doanh nghiệp công nghệ đặt ra bao gồm trả lương, các chính sách an toàn và điều kiện lao động,…

Rõ ràng, với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nền công nghệ còn chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của quốc tế thì việc gia tăng số lượng các lái xe công nghệ, giao hàng công nghệ sẽ không thể tạo ra sự ổn định việc làm và an sinh xã hội chứ chưa đề cập đến sự phát triển của đất nước.