>> Nga- Trung Quốc xích lại gần nhau để thúc đẩy trật tự thế giới mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong khi Nga tiếp tục các hành động leo thang căng thẳng tại Ukraine bằng cách sáp nhập 4 khu vực miền Đông và miền Nam của quốc gia này, thì có rất nhiều đồn đoán rằng đồng minh mạnh mẽ nhất của họ, Trung Quốc, đang tìm cách xa dần Nga.

Nhiều chuyên gia ủng hộ quan điểm này đã trích dẫn câu nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Uzbekistan vào ngày 15/9. Khi bắt đầu cuộc hội đàm, ông Putin nói rằng ông hiểu rằng Trung Quốc có "những câu hỏi và lo ngại" về hành động của Nga ở Ukraine, cho thấy Bắc Kinh đã bày tỏ sự bất an về tình hình ở đó.

Bên cạnh đó theo Nikkei Asia, Bắc Kinh dường như đã có thái độ phản đối việc Nga đơn phương đưa ra bình luận của một quan chức cấp cao Trung Quốc về cuộc chiến Nga- Ukraine.

Đầu tháng 9, ông Lật Chiến Thư, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã đến thăm Moscow và hội đàm với các quan chức Nga. Theo thông báo chính thức của Nga về cuộc gặp, trong cuộc trao đổi với một nhóm các nhà lập pháp Nga, ông Lật cho biết rằng Trung Quốc "hiểu và ủng hộ Nga," đặc biệt "về tình hình ở Ukraine", một bình luận gây xôn xao dư luận thế giới.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về nhận xét của ông Lật Chiến Thư. Có vẻ như Moscow đã tiết lộ câu nói "ngoài lề" của quan chức này mà không có sự đồng ý của Trung Quốc.

Trên thực tế, Trung Quốc đã chính thức đưa ra lập trường trung lập đối với việc Nga tấn công Ukraine, không chỉ trích cũng không ủng hộ cuộc chiến. Trung Quốc rõ ràng lo sợ rằng việc Nga tiết lộ bình luận của ông Lật có thể tạo ấn tượng rằng họ đã thay đổi lập trường ủng hộ cuộc chiến của Tổng thống Putin.

Theo bình luận viên của Nikkei Hiroyuki Akita, liên minh Trung-Nga đã đạt đến đỉnh cao vào ngày 4/2, khi hai nhà lãnh đạo ca ngợi một tình bạn “không có giới hạn.” Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã giới hạn sự hợp tác của Trung Quốc với Nga khi Tổng thống Putin tấn công Ukraine.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó kép của Trung Quốc

Trung Quốc đang là quốc gia mua dầu thô lớn nhất của Nga vào thời điểm hiện tại

Trung Quốc đang là quốc gia mua dầu thô lớn nhất của Nga vào thời điểm hiện tại

Trong quá khứ, ngay cả vào giữa những năm 1990, khi Trung Quốc và Nga bắt đầu làm sâu sắc hơn tình hữu nghị của họ, một số quan chức Trung Quốc vẫn tỏ ra thận trọng.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã tránh bất kỳ khoản viện trợ nào có thể vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow. Mặc dù quốc gia này mua năng lượng từ Nga, nhưng dường như đã hạn chế cung cấp vũ khí hoặc các sản phẩm công nghệ cao cho Nga. Có thông tin cho rằng Nga đã bày tỏ sự thất vọng trước sự hỗ trợ hạn chế của Trung Quốc.

Khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Mỹ, Trung Quốc vẫn muốn duy trì hợp tác với Nga, một cường quốc quân sự. Nhưng Bắc Kinh không muốn tạo ấn tượng bất lợi rằng họ đang hoàn toàn ủng hộ việc Nga tấn công Ukraine.

Giới quan sát dự đoán, Nga và Trung Quốc sẽ vẫn là đồng minh thân cận ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn, vì họ có chung mục tiêu đối chọi với nước Mỹ, cùng với sự gần gũi về địa lý khi có chung một đường biên giới dài.

"Nếu Bắc Kinh từ bỏ Nga vì Ukraine, điều này có khả năng kích động sự tức giận của Moscow trong nhiều thập kỷ, tạo ra cơn ác mộng chiến lược cho Trung Quốc. Nga có thể cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong tương lai, làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc", một chuyên gia nhấn mạnh.

Đặc biệt, trước những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine được lặp đi lặp lại, Bắc Kinh hẳn đang cảm thấy nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Nếu Nga thất bại trong cuộc chiến với Ukraine, Trung Quốc sẽ phải một mình đối đầu với phương Tây. Để ngăn chặn kịch bản này xảy ra, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục cung cấp hỗ trợ ngoại giao và kinh tế cho Moscow, nhưng vẫn sẽ thận trọng khi cân nhắc viện trợ quân sự.