>>>“Cuộc hôn nhân” Masan MEATLife và De Heus: Vẹn cả đôi đường?

>>>Nghịch lý giá thức ăn chăn nuôi tăng, thịt lợn hơi giảm mạnh

Bắt tay đối tác ngoại…

Theo đó, CTCP GreenFeed Việt Nam đã hoàn tất đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ với giá trị 1.000 tỷ đồng cho một tổ chức nước ngoài. Công ty Tài chính Quốc tế - International Finance Corporation (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới - World Bank Group sẽ mua toàn bộ lô trái phiếu có kỳ hạn tối đa 84 tháng (7 năm) kể từ ngày phát hành đợt 1, lãi suất cố định 6,53%/năm.

Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam vừa nhận được gói tài chính 1.000 tỷ đồng từ IFC.

Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam vừa nhận được gói tài chính 1.000 tỷ đồng từ IFC.

Trước đó, tổ chức tài chính này đã có tuyên bố sẽ rót 43 triệu USD vào GreenFeed Việt Nam qua hình thức trái phiếu vào tháng 7 vừa qua. Thậm chí, họ còn đang cân nhắc nâng mức vốn đầu tư vào GreenFeed lên đến 180 triệu USD, cao hơn gấp 4 lần so với mức 43 triệu USD được công bố.

Theo GreenFeed, số tiền thu được từ đợt phát hành này sẽ được dùng để đầu tư, mở rộng quy mô mảng kinh doanh chăn nuôi heo giống và heo thương phẩm, đồng thời mở rộng mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giết mổ và chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Công ty dự kiến sẽ tăng sản lượng lợn thịt lên đến 750.000 con vào năm 2023. Tương ứng, họ sẽ cung cấp hơn 125.000 tấn thịt lợn/năm cho thị trường Việt Nam.

Song, lý do vì đâu mà một công ty thuần Việt, chuyên về thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc lại muốn chuyển hướng sang thị trường thực phẩm?

Tấn công thị trường ngách?

Mặc dù liên tục mở rộng trong nhiều năm qua, nhưng quy mô của Greenfeed Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các “ông lớn” cùng ngành đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Masan MEATLife hay Dabaco, và càng không thể so sánh được với CP Group, tập đoàn khổng lồ của Thái Lan.

thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang bị dẫn đầu bởi các tập đoàn ngoại.

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang bị dẫn đầu bởi các tập đoàn ngoại.

CP Group là một trong những “gã khổng lồ” ngoại đầu tiên, tấn công vào thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam từ năm 1993. Đến nay, họ đã trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, dẫn đầu thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam với 9 nhà máy trên toàn quốc cùng doanh thu lên đến hơn 80 nghìn tỷ đồng trong năm 2020.

Chưa hết, các doanh nghiệp ngoại khác như Cargill, Japfa và De Heus cũng đã liên tục tăng trưởng thị phần và phát triển doanh số trong những năm qua. Theo một thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, chỉ có khoảng 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (32%) nhưng chiếm đến 65% thị phần, trong khi doanh nghiệp Việt chiếm ưu thế về số lượng nhưng lại nắm miếng bánh thị phần rất nhỏ, chỉ còn khoảng 35%.

Có lẽ vì vậy nên GreenFeed đang phải tìm cách mở rộng, chuyển hướng chiến lược sang thị trường ngách, thị trường cung cấp thực phẩm chăn nuôi, một con đường đi khá giống với những chiến lược của Masan MEATLife trong việc phát triển, mở rộng hệ sinh thái của mình.

Xuất phát, Masan MEATLife cũng là công ty thuần về sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng sau đó họ đã mở rộng ra sản xuất và chế biến thịt có thương hiệu. Họ cũng được biết đến với việc đang vận hành nền tảng 3F (Feed-Farm-Food) từ trang trại đến bàn ăn, với đầu ra là sản phẩm đã khá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam - MEATDeli.

Mới đây, Masan MEATLife đã lên kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp bằng việc tách biệt các mảng kinh doanh độc lập, cho phép đơn vị này chuyển đổi thành nền tảng kinh doanh chỉ tập trung vào thịt có thương hiệu. Họ đã chọn đối tác chiến lược De Heus Việt Nam để chuyển giao hoàn toàn mảng thức ăn chăn nuôi.

GreenFeed đang theo bước chân của Masan MEATLife?

GreenFeed đang theo bước chân của Masan MEATLife?

Tuy nhiên, khác với Masan MEATLife, quy mô của Greenfeed Việt Nam nhỏ hơn khá nhiều so với Masan Meatlife. Chính vì vậy, GreenFeed có thể chỉ mở rộng mà không dứt bỏ.

>>>Thị trường thức ăn chăn nuôi có đang bị thao túng?

Một doanh nghiệp thuần Việt…

Theo giới chuyên gia nhận định, nếu như có doanh nghiệp Việt nào có thể làm đối trọng trên thị trường chăn nuôi, thức ăn gia súc với những “ông lớn” nước ngoài như CP Group của Thái Lan hay New Hope của Trung Quốc, thì đó chính là Greenfeed, một doanh nghiệp thuần Việt của ông Lý Anh Dũng.

Ông Lý Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP GreenFeed Việt Nam.

Ông Lý Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP GreenFeed Việt Nam.

Thành lập từ năm 2003, Greenfeed chuyên hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Cho đến nay, họ đã có hệ thống 10 nhà máy tại Việt Nam, Campuchia, Myanmar hay Lào, với tổng công suất trên 2 triệu tấn/năm và được phân phối bởi hệ thống trên 3.000 đại lý cùng các trang trại.

Tại thị trường thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản tại Việt Nam, các thương hiệu thức ăn chăn nuôi như GreenFeed, HiGain, AquaGreen hay SuperWhite là những sản phẩm “vua biết mặt, chúa biết tên” đối với bà con nông dân, đây đều là những sản phẩm của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.

Không những thế, vừa qua GreenFeed còn được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 50 thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam năm 2020, và thuộc Top 3 ngành Sản phẩm nông nghiệp và Phụ trợ.

Cũng giống như Masan MEATLife, khởi đầu với ngành thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Nhưng sau đó, GreenFeed đã lấn sân sang mảng chăn nuôi và rất mạnh tay khi bỏ ra đến 50 triệu USD để đầu tư, xây dựng hệ thống trại heo giống hạt nhân.

GreenFeed đã lấn sân sang mảng chăn nuôi và rất mạnh tay khi bỏ ra đến 50 triệu USD để đầu tư, xây dựng hệ thống trại heo giống hạt nhân.

GreenFeed đã bỏ ra đến 50 triệu USD để đầu tư, xây dựng hệ thống trại heo giống hạt nhân.

Gần đây, họ đã công bố tái định vị thương hiệu, hướng đến tầm nhìn trở thành “thương hiệu hàng đầu, hiệu quả, đáng tin cậy trên toàn chuỗi thực phẩm trong và ngoài nước”. Tiền đề của việc tái định vị thương hiệu là bước chuyển mình mạnh mẽ của GreenFeed vào năm 2019, từ một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trở thành tập đoàn tích hợp toàn chuỗi thực phẩm 3F.

Và với việc ra mắt bộ nhận diện mới, GreenFeed đã đánh dấu bước chuyển mình từ một thương hiệu đơn lẻ trở thành một hệ thống thương hiệu ở cấp độ Tập đoàn đến ngành/mảng kinh doanh và sản phẩm.

Giờ đây, với nguồn vốn mới từ đối tác ngoại, người ta kỳ vọng GreenFeed sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm có nguồn gốc động vật tại Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy Ngành chăn nuôi Việt Nam trong thời gian tới.