Theo Bloomberg Billionaires Index, Takizaki đang sở hữu khối tài sản trị giá 38,2 tỷ USD nhờ cổ phiếu công ty của ông tăng gần gấp đôi từ đầu năm ngoái đến 13/9.

Ông Takemitsu hiện sở hữu 21% cổ phần Keyence. Với giá trị vốn hóa khoảng 167 tỷ USD, Keyence là công ty lớn thứ hai tại Nhật Bản, sau hãng ô tô Toyota Motor Corp

Takizaki đang sở hữu khối tài sản trị giá 38,2 tỷ USD nhờ cổ phiếu công ty của ông tăng gần gấp đôi từ đầu năm ngoái đến 13/9.

Takizaki đang sở hữu khối tài sản trị giá 38,2 tỷ USD nhờ cổ phiếu công ty của ông tăng gần gấp đôi từ đầu năm ngoái đến 13/9.

Trong khi đó, ông Tadashi Yanai, nhà sáng lập Fast Retailing - công ty mẹ của Uniqlo, đã mất hơn 9,7 tỷ USD, tương đương 1/5 tài sản, trong năm 2021. Hiện ông Tadashi sở hữu khối tài sản 35,5 tỷ USD, trở thành tỷ phú giàu thứ 2 Nhật Bản.

Giá cổ phiếu Fast Retailing đã lao dốc 18% kể từ đầu năm do các tác động của đại dịch Covid-19 khiến doanh thu sụt giảm.

Đây là lần đầu tiên ông Takizaki đứng đầu danh sách tỷ phú Nhật Bản. Theo Bloomberg, đây là một minh chứng cho thấy môi trường kinh doanh và làm giàu đang dịch chuyển mạnh mẽ trong thời đại dịch Covid-19, khi 1 doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa vượt mặt ông trùm bán lẻ.

"Takizaki có thể duy trì vị trí giàu nhất Nhật Bản trong một thời gian. Yếu tố quan trọng là Keyence sắp được thêm vào nhóm chỉ số Nikkei 225", Mitsushige Akino, giám đốc điều hành cấp cao của hãng quản lý tài sản Ichiyoshi ở Tokyo nhận xét.

Trước đây, vị trí giàu nhất Nhật Bản thường được thống trị bởi nhà đầu tư huyền thoại Son Masayoshiho hoặc ông chủ Uniqlo Tadasshi.

Tỷ phú Takizaki năm nay 76 tuổi, ông chưa từng học đại học. Ông nằm trong nhóm phát triển các cảm biến chính xác dùng trong dây chuyền lắp ráp như cảm biến để chế tạo ô tô cho Toyota.

Tỷ phú Takizaki thành lập Keyence vào năm 1974 và xây dựng công ty trở thành nhà sản xuất cảm biến, dụng cụ đo lường, hệ thống thị giác máy và các thiết bị tự động hóa công nghiệp. Theo Bloomberg, công ty có trụ sở tại Osaka này được biết đến là một công ty có biên lợi nhuận cao và trả lương hậu hĩnh cho nhân viên.

Tỷ phú Takizaki thành lập Keyence vào năm 1974 và xây dựng công ty trở thành nhà sản xuất cảm biến, dụng cụ đo lường, hệ thống thị giác máy và các thiết bị tự động hóa công nghiệp. . (Ảnh: Bloomberg)

Tỷ phú Takizaki thành lập Keyence vào năm 1974 và xây dựng công ty trở thành nhà sản xuất cảm biến, dụng cụ đo lường, hệ thống thị giác máy và các thiết bị tự động hóa công nghiệp. (Ảnh: Bloomberg)

Nhà phân tích Takeshi Kitaura của Bloomberg Intelligence cho rằng đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu tự động hóa tại các nhà máy khi các nước trên thế giới áp các biện pháp giãn cách xã hội, nhờ đó hoạt động kinh doanh của Keyence đạt hiệu quả rất cao.

Cũng theo nhà phân tích Kitaura, hơn 40% doanh thu của Keyence đến từ Nhật Bản, triển vọng phát triển của hãng là rất lớn.

Ông Mitsushige Akino, giám đốc điều hành cấp cao của hãng quản lý tài sản Ichiyoshi ở Tokyo, thì nhận định rằng tỷ phú Takizaki có thể duy trì vị trí giàu nhất Nhật Bản trong một thời gian bởi Keyence sắp được thêm vào nhóm chỉ số Nikkei 225.

Ông Takizaki hiện là chủ tịch danh dự của Keyence sau khi từ chức chủ tịch vào năm 2015.