Nhiều doanh nghiệp ngành chứng khoán cài số lùi doanh thu và lợi nhuận do thị trường diễn biến không thuận lợi

Nhiều doanh nghiệp ngành chứng khoán cài số lùi doanh thu và lợi nhuận do thị trường diễn biến không thuận lợi - Ảnh: Quốc Tuấn

Giá cổ phiếu chạm đáy

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán chạm vùng đấy, nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán đã nhanh chân hơn khi hồi phục trước. Tuy nhiên, mức tăng từ đáy vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì mà nhóm này đánh mất từ đầu năm. 

Theo thống kê đến thời điểm này, vốn hóa thị trường của ngành chứng khoán đã bị thổi bay gần 200.000 tỷ đồng ( khoảng 4,8 tỷ USD) từ đầu năm. Thậm chí nhóm cổ phiếu chứng khoán có vốn hóa giảm trên 1.000 tỷ đồng là các gương mặt nổi bật trên TTCK như SSI -Công ty Chứng khoán SSI, VND-Công ty Chứng khoán VNDirect, VCI-Công ty Chứng khoán Bản Việt, SHS-Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội còn mất hàng chục nghìn tỷ đồng từ đầu năm.

Tính đến phiên giao dịch ngày 19/7 cổ phiếu VCI còn 38.000 đồng/cp; SSI còn 20.500 đồng/cp; VND còn 18.750 đồng/cp; SHS còn 15.100 đồng/cp… Đây là nhóm cổ phiếu từng làm mưa làm gió trên thị trường trước dịch. Liệu nhóm cổ phiếu này còn dư địa tăng trưởng?

Báo cáo nhận định mới đây của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho thấy, trong quí 2/2022 hoạt động kinh doanh của các Công ty chứng khoán vẫn tiếp tục ghi nhận kết quả không mấy khả quan phản ánh thanh khoản ảm đạm trên thị trường. Phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp này không đến từ mảng môi giới. Tuy nhiên, giá trị giao dịch trung bình / ngày (ADT) và thanh khoản giao dịch là chỉ báo cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này, và tất nhiên, giá cổ phiếu có tương quan rất chặt chẽ với ADT và các chỉ số.

Yuanta cho rằng dư nợ ký quỹ có thể đã giảm ~15-20% so với quý 1/2022. Tất cả những yếu tố đã nêu trên cho thấy điều kiện kinh doanh không mấy thuận lợi đối với doanh thu và lợi nhuận của ngành chứng khoán trong quý 2/2022.  Thực tế hiện nay hoạt động của các doanh nghiệp chứng khoán trên một thị trường mà dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân chiếm đếm 85-90% sẽ phải “nương” theo tâm lý chung của thị trường

 Yuanta chỉ ra rằng thời gian qua, các CTCK tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ vào nghiệp vụ cho vay ký quỹ và đa dạng hơn là nghiệp vụ tư vấn - ngân hàng đầu tư. Những nghiệp vụ này thường cần rất nhiều vốn và bị kiểm soát bởi những quy định rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, cần lưu ý là các CTCK Việt Nam là những doanh nghiệp tạo giá trị trong môi trường kinh doanh có ROE thường cao hơn so với chi phí vốn xét trong một chu kỳ. Điều này khá bất thường đối với ngành chứng khoán ở các quốc gia khác trên thế giới (trong đó có Việt Nam), vốn rất cạnh tranh và phân mảnh. 

Tính đến thời điểm này có  21 CTCK tìm kiếm cơ hội huy động vốn nhằm củng cố hoạt động cho vay ký quỹ. Yuanta cho rằng, tăng vốn là một chiến lược đúng đắn, nhưng cũng sẽ khiến EPS và ROE bị pha loãng điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới giá cổ phiếu giảm thê thảm trong thời gian qua. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thường tăng lên trước khi quá trình huy động vốn diễn ra, và sẽ giảm xuống khi số lượng cổ phiếu mới được giao dịch trên thị trường.

Kịch bản nào cho doanh nghiệp chứng khoán?

Thanh khoản bất ngờ sụt giảm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp chứng khoán đứng trước nguy cơ "việt vị" trong các kịch bản xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Đơn cử như VND dự báo thanh khoản trên 3 sàn năm 2022 tăng khoảng 10 - 15% so với bình quân 2021 lên khoảng 29.000 - 31.000 tỷ đồng/phiên. VDSC thậm chí còn đánh giá thanh khoản khớp lệnh bình quân toàn thị trường có thể dao động ở mức 30.000 - 35.000 tỷ đồng/phiên. Thận trọng hơn nhưng con số BSC đưa ra cũng ở mức cao 28.500 tỷ đồng/phiên.

Thanh khoản thấp sẽ gây áp lực trực tiếp lên doanh thu hoạt động môi giới của các doanh nghiệp ngành chứng khoán. Hoạt động cho vay margin cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô giao dịch hạn chế. Ngoài ra, mảng tự doanh lại phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường trong đó thanh khoản là yếu tố có vai trò quan trọng.

Vốn hoá nhiều doanh nghiệp chứng khoán Top1 giảm sâu

Vốn hoá nhiều doanh nghiệp chứng khoán Top1 giảm sâu

Hiện giá trị giao dịch bình quân / ngày (ADT) trên HSX, HNX và UPCom đạt 1.368 triệu USD vào quý 1/2022, nhưng ADT đã giảm -32% chỉ còn 929 triệu USD vào quý 2/2022 (tính đến ngày 17/06). Giá cổ phiếu cũng đã giảm mạnh trong quý 2/2022. Và chỉ số vốn hóa vừa và nhỏ HNX-Index (chỉ số chính của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) đã giảm đến -38% trong cùng giai đoạn tương tự.

Trong các báo cáo chiến lược hồi đầu năm, hàng loạt công ty chứng khoán đã dự báo VN-Index đạt mức điểm số cao năm 2022, đa phần dao động từ 1.700-1.900 điểm. Tuy nhiên, với những diễn biến vừa qua, không dễ để thị trường có thể lội ngược dòng trong phần còn lại của năm khi các yếu tố hỗ trợ về vĩ mô và lạm phát ngoài mức dự báo.

Làm gì để đạt mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán trước 2025?

Trước những diễn biến của thị trường, Đại hội cổ đông thường niên 2022 của các doanh nghiệp ngành chứng cũng đã hé lộ kế hoạch kinh doanh khá dè dặt của các công ty chứng khoán, thậm chí một số  doanh nghiệp còn "cài số lùi" lợi nhuận.  Đánh giá về triển vọng ngành cuối năm 2022, nhiều chuyên gia cho rằng doanh thu và lợi nhuận của các CTCK dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2022 đặc biệt khi so với nền cao của năm 2021.

Tăng trưởng lợi nhuận chậm lại sẽ khiến các CTCK khó hấp dẫn nhà đầu tư trong các phương án tăng vốn trong năm nay. Chưa kể, lượng lớn cổ phiếu phát hành thêm trong năm ngoái vẫn còn chưa hấp thụ hết. Vì thế, không bất ngờ khi các cổ phiếu chứng khoán thường dễ dàng bị áp lực bán nhấn chìm trong những phiên thị trường đỏ lửa…