Lần gần nhất hai phái đoàn Nga - Ukraine gặp nhau là cuối tháng 3 tại Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: TASS)

Lần gần nhất hai phái đoàn Nga - Ukraine gặp nhau vào cuối tháng 3/2022 tại Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: TASS)

>> Điều gì sẽ xảy ra khi đàm phán Nga- Ukraine liên tục bế tắc?

Tổng thống Ukraine Zelensky một lần nữa khẳng định, ông Putin là quan chức Nga duy nhất mà ông ta muốn đối thoại tìm cách chấm dứt xung đột vũ trang hiện nay. Tổng thống Putin khẳng định, Moscow sẵn sàng đối thoại với Kiev. Con đường hòa bình đã mở ra?

Ý muốn của các bên là một chuyện, nội dung chương trình đàm phán lại là chuyện khác. Phát ngôn viên điện Kremlin đặt điều kiện: hai nhà lãnh đạo cao nhất chỉ có thể gặp khau khi các nhà đàm phán đã làm xong phần việc của họ.

“Phần việc” phải làm, theo quan điểm phía Nga là: Ukraine cam kết trung lập vĩnh viễn; công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga; công nhận độc lập cho vùng Donbass, nơi có hai nhà nước tự xưng Luhansk và Donetsk,…

So với lúc bắt đầu chiến sự Nga- Ukraine, mục tiêu của Nga đã hạn chế rất nhiều, chỉ đòi một số vùng lãnh thổ thay vì “phi phát xít hóa” hoàn toàn Ukraine, phế truất chính thể Tổng thống Zelensky.

Ngoại trừ Crimea trên thực tế đã thuộc về Nga kể từ năm 2014, Ukraine không đủ tiềm lực để lấy lại thông qua một cuộc phản công vào bán đảo này, cho dù các nước phương Tây kịch liệt lên án kế hoạch “euromaidan” của ông Putin.

Với Donbass, vốn có lịch sử phức tạp nhưng sau năm 1991 nghiễm nhiên thuộc lãnh thổ Ukraine, từ đó đến nay xung đột âm ỉ giữa quân đội Kiev và phe ly khai ủng hộ Nga. Thỏa thuận Minks II ký kết tháng 12/2015 công nhận quyền tự trị một phần cho hai nước cộng hòa ở Donbass.

Bất chấp thỏa thuận Minks II có sự chứng kiến của nhiều bên, xung đột hỗn hợp vẫn diễn ra ở Donbass. Đến sau ngày 24/2 năm nay Donbass trở thành địa bàn giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine. Nga chưa hoàn toàn làm chủ vùng đất này.

Thông báo Bộ Tổng tham mưu Ukraine đưa ra ngày 8/8 cho biết Nga đã tấn công các mục tiêu Ukraine xung quanh thành phố Bakhmut, cũng như pháo kích vào các địa điểm khác trong tỉnh Donetsk như thành phố Sloviansk. Tuy nhiên, nỗ lực của Nga bị Ukraine đẩy lùi và đã phải rút lui. Hệ thống tên lửa HIMARS của Mỹ đã gây khó cho quân Nga.

Cho dù có đầy đủ pháp lý để sáp nhập Donbass thì Moscow khó lòng bình định yên ổn tại vùng đất rộng 358km2 do tồn tại quá nhiều lực lượng đối lập, mâu thuẫn sắc tộc, quốc tịch và chính sách nửa Nga, nửa Ukraine pha lẫn tính chất tự trị.

>> Ông Putin "sốt sắng" tìm lối thoát cho Nga

Như vậy, xem ra Nga đã trả cái giá quá đắt để đổi lại chiến lợi phẩm không toàn vẹn. Phải chăng, ông Putin ngấm ngầm xuống thang, chấp nhận cắt bỏ phần lớn mục tiêu mong thoát khỏi chiến sự trong tình thế vẫn đủ điều kiện tuyên bố chiến thắng?

Nga và Ukraine tập trung lực lượng chuẩn bị

Nga và Ukraine tập trung lực lượng chuẩn bị "giải quyết" Kherson (Ảnh: AP)

Trở lại điều kiện đàm phán, trong bài phát biểu trực tuyến vào tối 7/8 vừa qua, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine vẫn giữ lập trường không nhượng bộ lãnh thổ cho Nga. Hồi tháng trước 3 nhà lãnh đạo Italy, Pháp và Đức đã gặp gỡ ông Zelensky đề cập đến vấn đề lãnh thổ, theo hướng nhượng bộ cho Nga để kết thúc chiến sự Nga- Ukraine. Kiev dường như loại trừ phương án này.

Ukraine đang lấy lại lợi thế trên chiến trường nhờ vũ khí hạng nặng từ Mỹ và phương Tây, thậm chí đôi bên công khai chuẩn bị lực lượng tổ chức đánh lớn lại thành phố Kherson. Đây là lý do mà ông Zelensky hoài nghi “thành ý” của Nga.

Mặt khác, hiện không nhiều quốc gia sẵn sàng làm trung gian đàm phán Nga- Ukraine, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều chuyên gia cho rằng, chiến sự Nga - Ukraine đã trở thành vấn đề đa phương toàn cầu, nhất thiết có vai trò châu Âu, Mỹ, Trung Quốc trên bàn nghị sự thì mới mong có lối thoát cho chiến sự này.