Nga và Ukraine vẫn chưa chịu nhượng bộ để chấm dứt chiến sự

Nga và Ukraine vẫn chưa chịu nhượng bộ để chấm dứt chiến sự

>> Chiến sự Nga-Ukraine: Nga “bắt tay” Iran hóa giải lệnh trừng phạt

Trong hai thế kỷ qua, hầu hết các cuộc chiến đều kéo dài trung bình từ ba đến bốn tháng. Điều này xuất phát từ thực tế rằng chiến tranh là cách tồi tệ nhất để giải quyết những xung đột chính trị. Tuy nhiên, với nhiều cuộc chiến kéo dài, việc thỏa hiệp không thành hiện thực vì một số lý do: thất bại đe dọa đến sự sống còn của đất nước; các nhà lãnh đạo đất nước không có ý thức rõ ràng về sức mạnh đôi bên; các nhà lãnh đạo đất nước lo sợ rằng đối thủ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai. Trong chiến sự Nga-Ukraine, tất cả những điều này được đánh giá tạo động lực cho chiến tranh.

Nhưng ba điều này là chưa đủ. Về cơ bản, theo GS Christopher Blattman thuộc ĐH Chicago (Mỹ), cuộc chiến này bắt nguồn từ hệ tư tưởng khác biệt. Tổng thống Nga Vladimir Putin phủ nhận chủ quyền lãnh thổ của Ukraine. Trong khi Ukraine đã không đánh mất chủ quyền cho Nga, dù bằng bất kể giá nào. Tóm lại, mỗi bên đều chiến đấu trên nguyên tắc, khiến cuộc chiến tranh kéo dài, không chấp nhận dàn xếp hay thương lượng. 

Trong khi một số chuyên gia khác cho rằng, chiến sự Nga- Ukraine kéo dài vì ít nhất ba lý do.

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo hai nước lo sợ nhiệm kỳ của mình sẽ phụ thuộc vào cuộc chiến. Nếu ông Putin tin rằng thất bại có thể chấm dứt nhiệm kỳ của mình, ông ấy có động lực để tiếp tục chiến đấu.

Thứ hai, chiến sự kéo dài trong những điều kiện không chắc chắn - ví dụ, khi cả hai bên mơ hồ về sức mạnh của mình hoặc đánh giá thấp hậu quả xung đột gây ra. Trong nhiều trường hợp, sau một vài tháng, chiến đấu thể hiện sức mạnh và quyết tâm của mỗi bên và làm sáng tỏ những nhận thức sai lầm. Do đó, các bên tìm cách kết thúc chiến tranh bằng cách đạt được thỏa thuận phản ánh sự cân bằng quyền lực. Kết quả là hầu hết các cuộc chiến đều ngắn.

Với chiến sự Nga- Ukraine, các lực lượng Ukraine đã vượt quá mong đợi của mọi người, nhưng vẫn chưa rõ liệu nước này có thể chiến thắng hay không, trước khi thiện chí của Mỹ và phương Tây trong việc tiếp tục cung cấp tiền và vũ khí có thể bị xói mòn. Trong bối cảnh bất ổn dai dẳng, rất khó đạt được một thỏa thuận hòa bình.

Thứ ba, một số nhà chính trị gia và sử gia lập luận rằng mọi cuộc chiến trường kỳ đều có cốt lõi là “vấn đề cam kết” - nghĩa là, một bên hoặc cả hai bên không có khả năng cam kết một cách đáng tin cậy với một thỏa thuận hòa bình do những thay đổi được dự đoán trước trong cán cân quyền lực. 

Lúc đầu, chiến sự Nga- Ukraine có vẻ đầy rẫy những cam kết. Bất cứ khi nào một nhà lãnh đạo châu Âu hoặc một tướng lĩnh Mỹ gợi ý rằng đã đến lúc giải quyết với Nga, Ukraine lại phản pháo rằng không thể cam kết hay thỏa thuận một cách đáng tin cậy. Ukraine nói rằng Điện Kremlin rất muốn giành lãnh thổ của Ukraine, cảnh báo rằng Nga sẽ phản công. Hơn nữa, người Ukraine không có tâm trạng thỏa hiệp.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ xoay chuyển "thế cờ"?

“Sự phản đối gay gắt của Ukraine là dễ hiểu vì nhiều lý do, bao gồm cả sự phẫn nộ và nguyên tắc. Tuy nhiên, cả quyết tâm của Nga và của Ukraine đều không phải là những vấn đề cam kết truyền thống. Các nguyên tắc và nỗi ám ảnh của các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga thúc đẩy xung đột, đến mức sẽ không có thỏa thuận nào sắp xảy ra vì cả hai bên đều thích chiến đấu hơn là nhượng bộ”, GS Christopher Blattman nhận định.

Cũng có những điểm tương đồng với một ý tưởng cũ: “sự không thể chia cắt” hoặc thỏa hiệp theo bất kỳ cách nào. Một số học giả đã sử dụng khái niệm này để giải thích tại sao các thánh địa và quê hương của các dân tộc có thể gây ra cuộc chiến tranh lâu dài và gây chia rẽ. Nhiều chuyên gia bác bỏ ý tưởng này vì thấy sự hạn hẹp của nó. Tuy nhiên, có ý tưởng ngược lại là khái niệm này rất hiệu quả và có thể áp dụng cho nhiều loại xung đột khác nhau.

Lực lượng Ukraine ở vùng Donbass

Lực lượng Ukraine ở vùng Donbass

“Khi những chiến sĩ dũng cảm ở Ukraine hay những nhà cách mạng chống đế quốc ở thuộc địa châu Mỹ và thuộc địa châu Âu ở châu Phi từ chối thừa nhận quyền tự, bởi vì họ cho rằng sự đánh đổi quá đắt. Một sự thay đổi triệt để trong các nguyên tắc và tình cảm đã khiến việc giao nộp đất đai và tự do trở nên bất khả thi về mặt chính trị. Hiện tượng này không phải là hiếm, và nó dường như đặc biệt phổ biến ở các nền dân chủ. Có thể cho rằng, các nguyên tắc và sự thỏa hiệp không thể chấp nhận được là một trong những lý do chính khiến các quốc gia dân chủ lâu kết thúc chiến tranh”, GS Christopher Blattman nhấn mạnh.

Những gì diễn ra ở Ukraine vẫn chưa đến mức mà người dân Ukraine có thể chấp nhận thỏa hiệp. Gần đây, những người theo chủ nghĩa hiện thực như Henry Kissinger và Stephen Walt đã kêu gọi Ukraine vượt qua các rào cản ý thức hệ và đánh đổi chủ quyền ở một mức độ nào đó để lấy hòa bình. Sự khác biệt giữa những người theo chủ nghĩa hiện thực như vậy và những người theo chủ nghĩa lý tưởng muốn Ukraine tiếp tục chiến đấu rất đơn giản: họ không đồng ý về cái giá của những nhượng bộ mà Ukraine có thể phải thực hiện để đạt được một thỏa thuận của Nga.

Trước thực tế này, GS Christopher Blattman khẳng định, việc chống lại Nga và bác bỏ những kiểu thỏa hiệp có thể khiến chiến tranh kết thúc nhanh chóng, cũng là bằng chứng về sức mạnh trường tồn của các lý tưởng và nguyên tắc địa chính trị.

Những giá trị và ý tưởng như vậy sẽ tiếp tục đóng vai trò hàng đầu trong các cuộc chiến do các nền dân chủ tiến hành trong tương lai.

Theo thời gian, phương Tây ngày càng phát triển dựa trên nhiều quyền hơn. Nhà triết học Michael Ignatieff gọi sự thay đổi này là Cuộc cách mạng quyền lực. “Những lý tưởng này nên được tôn vinh và các chính phủ phương Tây nên tiếp tục cố gắng thuận theo. Nhưng nếu xu hướng này khiến phương Tây hạn chế nghiêng về chính trị thực dụng hơn - trao đổi các quyền và nguyên tắc vì hòa bình, hoặc cắt giảm các thỏa thuận với những quốc gia chuyên quyền, thì các cuộc chiến như cuộc chiến ở Ukraine có thể trở nên thường xuyên hơn và khó chấm dứt hơn”, GS Christopher Blattman nhận định.